PHẪU THUẬT THAY VAN HAI LÁ VỚI MỞ XƯƠNG ỨC TOÀN BỘ QUA ĐƯỜNG RẠCH DA TỐI THIỂU

Lu Pham Huu , Uoc Nguyen Huu

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phẫu thuật tim ít xâm lấn đang là xu thế chung của thế giới. Sử dụng đường rạch da nhỏ để mở dọc giữa xương ức trong phẫu thuật thay van hai lá chưa được báo cáo tổng kết ở Việt Nam. Nghiên cứu nhằm rút ra những kinh nghiệm bước đầu khi áp dụng kỹ thuật này tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Phương pháp: nghiên cứu mô tả hồi cứu ở 42 bệnh nhân được phẫu thuật thay van hai lá với mở xương ức toàn bộ qua đường rạch da tối thiểu, từ tháng 1/ 2010 đến tháng 8/ 2012. Kết quả: gồm 29 nữ và 13 nam, tuổi trung bình 43,76 ± 10,46 (25 - 63). NYHA trước mổ không quá nặng (18 ca mức I-II, 24 ca mức III, không có mức IV) với phân suất tống máu thất trái 56, 93 ± 7,26% (43 – 74). Thời gian chạy máy 103,93 ± 14,21 phút (79 - 138). Thời gian cặp động mạch chủ 80,36 ±11,15 phút (58 - 110). Thời gian thở máy sau mổ 15,64 ± 11,58 giờ (5 - 48). Thời gian nằm viện 13,67 ± 5,78 ngày (8 – 35). Không có biến chứng viêm xương ức, chảy máu sau mổ. Không có tử vong. Phân suất tống máu thất trái sau mổ: 64,71 ± 6,54% (52 – 75). Mức độ hài lòng của bệnh nhân với đường mổ nhỏ: 60% rất hài lòng, 40% hài lòng. Kết  luận:  Phẫu  thuật  thay  van  hai  lá  với  mở xương ức toàn bộ qua đường rạch da tối thiểu không khó về kỹ thuật, không đòi hỏi trang thiết bị đặc biệt, cho phép thực hiện các thao tác thông thường với độ an toàn cao, có thể thực hiện thường qui trong phẫu thuật tim.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Duy Thắng, Đoàn Quốc Hưng, Phạm Tiến Quân, Nguyễn Hữu Ước (2012), “Kết quả phẫu thuật thay van hai lá cơ học tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức”, Ngoại khoa, 61(1,2,3): 213-223.
2. Cary W. Akins (1998), “Full sternotomy t hrough a m inimally i nvasive incision: A cardiac surgeon’s true comfort zone”, Ann Thorac Surg; 66:1429 –30
3. Eugene A. Grossi, Aubrey C. Galloway, Angelo La Pietra, et al. (2002), “Minimally invasive mitral valve surgery: A 6-year experience with 714 patients”, Ann Thorac Surg; 74: 660–4.
4. Grossi EA, Galloway AC, Ribakove GH, et al (2001), “Impact of minimally invasive valvular heart surgery: a case –control study”, Ann Thorac Surg; 71: 807–10.
5. Jan D. Schmitto, Suyog A. Mokashi, and Lawrence H. Cohn (2010), “Minimally-Invasive Valve Surgery”, J. Am. Coll. Cardiol,; 56; 455-462
6. Joerg-Friedrich Onnasch, Felix Schneider, Volkmar Falk, et al. (2001), “Five years of less invasive mitral valve surgery: from experimental to routine approach”, The Heart Surgery Forum 5 (2):132–135.
7. Minoru Tabata, Ramanan Umakanthan, Zain Khalpey, et al. (2007), “Conversion to full sternotomy during minimal-access cardiac surgery: Reasons and results during a 9.5-year experience”, J Thorac Cardiovasc Surg; 134: 165-169.
8. Nguyen Huu Uoc (2009), “Improved combined superior - transseptal approach to the mitral valve”, Asian cardiovascular & thoracic annals, 17(2): 171-174.
9. Tae-Gook Jun, Pyo Won Park, et al. (2002), “Full sternotomy with minimal skin incision for congenital heart surgery”, Cardiovascular Surgery; Volume 10, Issue 6, December 2002, Pages 595–599.
10. Thomas G. Di Salvo, Michael A. Acker, G. William Dec, and John G. Byrne (2010), “ Mitral Valve Surgery in Advanced Heart Failure”, J. Am. Coll. Cardiol; 55; 271-282.
11. Yang, Faisal H. Cheema, Craig R. Smith and Michael Argenziano Alexander Iribarne, et al. (2010), “Minimally invasive versus sternotomy approach for mitral valve surgery: A propensity analysis”, Ann Thorac Surg, 90: 1471-1478.