Nghiên cứu chi phí điều trị nội trú của người bệnh phẫu thuật vá thông liên thất tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E năm 2012

Nguyễn Thế Bình, Nguyễn Quỳnh Anh, Lê Ngọc Thành, Vũ Xuân Quang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định chi phí trực tiếp dành
cho y tế của người bệnh phẫu thuật vá thông liên
thất và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí
phẫu thuật vá thông liên thất
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu
268 bệnh nhân phẫu thuật vá thông liên thất năm
2012, sử dụng số liệu định lượng kết hợp thông
tin định tính.
Kết quả: Chi phí điều trị phẫu thuật vá thông
liên thất trung bình là 31.400.909 đồng, trong đó
chi phí cho vật tư tiêu hao chiếm tỷ trọng lớn nhất
(77%). Trong các giai đoạn điều trị, giai đoạn tại
phòng mổ có chi phí cao nhất (80%). Chi phí một
ngày điều trị ở giai đoạn trước mổ có trung vị là
131.754 đồng, giai đoạn ở phòng hồi sức có trung
vị là 746.901 đồng, giai đoạn ở bệnh phòng sau
mổ có trung vị là 182.977 đồng. Có sự khác biệt
về chi phí của nhóm dưới 1 tuổi, kèm hội chứng
Down, kèm dị tật bẩm sinh khác và tăng áp lực
động mạch phổi nặng.
Kết luận: Chi phí điều trị của người bệnh
phẫu thuật vá thông liên thất trung bình là
31.400.909 đồng, trong đó chi phí cho vật tư tiêu
hao chiếm tỷ trọng lớn nhất (77%). Các yếu tố
ảnh hưởng đến chi phí điều trị là người bệnh dưới
1 tuổi; tăng áp lực động mạch phổi nặng; kèm hội
chứng Down; kèm các dị tật bẩm sinh ngoài tim.
Từ khóa: chi phí phẫu thuật thông liên thất,
phẫu thuật vá thông liên thất

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Đức Phú (2001), Nghiên cứu ứng
dụng tuần hoàn ngoài cơ thể trong phẫu thuật
điều trị bệnh tim bẩm sinh và tim mắc phải,
Trường Đại học Y khoa Huế, Huế.
2. Lê Ngọc Thành (2006), "Vá thông liên thất
qua đường động mạch phổi tại Bệnh viện Việt
Đức", Y học Việt Nam Số đặc biệt tháng 6/2006.
3. Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện E
(2012), Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 -
Phương hướng hoạt động năm 2013.
4. Anne C, Kimberlee G và Kathy J
(2005), "Factors Associated With Increased
Resource Utilization for Congenital Heart
Disease", Official Journal of the Americal
Academy of Pediatrics. 116, tr. 689.
5. Cannon MA, Beattie C và Speroff T
(2003), "The economic benefit of
organizational restructuring of the
cardiothoracic intensive care unit", J
Cardiothorac Vasc Anesth. 17, tr. 565 - 70.
6. Hamilton A, Norris C và Wensel R
(1994), "Cost reduction in cardiac surgery", Can
J Cardiol. 10, tr. 721 - 7.
7. Hekmat K, Raabe A và Kroener A
(2005), "Risk stratification models fail to predict
hospital costs of cardiac surgery patients", Z
Kardiol. 94, tr. 748 - 53.
8. Krzysztof Mozol và Ireneusz Haponiuk
(2008), "Cost-effectiveness of mini-circuit
cardiopulmonary bypass in newborns and infants
undergoing open heart surgery", Kardiol Pol. 66,
tr. 925 - 931.
9. Mark J (2005), Heart Surgery Costs 83%
More in U.S. Than in Canada, Study Says, truy
cập ngày 9/12-2012, tại trang web
http://www.bloomberg.com/apps/news?pid=news
archive&sid=a4J.ER8r4CrM&refer=canada.
10. Millman J (2008), Top 10 Most Expensive
Medical Procedures, truy cập ngày 6/12-2012, tại trang
web http://www.investopedia.com/financialedge/0310/top-10-most-expensive-medicalprocedures.aspx#axzz2EXpuwhqT.
11.Ross M, Resai B và Amy L (1997), "Risk
Factors for Higher Cost in Congenital Heart
Operations ", The Annals of Thoracic Surgery.
64(1), tr. 44-49.
12.Sara K, Jie-Lena Sun và Robert D.B
(2011), "Center Variation in Hospital Costs for
Patients Undergoing Congenital Heart Surgery",
Circ Cardiovasc Qual Outcomes(4), tr. 306-312.
13.Tomita H, Yamada O và Kurosaki K
(2003), "Eccentric aortic regugition in patients
with right coronary cups prolapse complicating a
ventricular septal defect", Circulation Journal.
67(8), tr. 672-675.
14. Waitzman J (1996), The cost of birth
defects, The Cost of Birth Defects: Estimates of
the Value of Protection, Vol. 1, University Press
Of America.
15.Wu Q, Wang D và Qian X (2001), "A
new operation for ventricular septal defect with
aortic incompetence", Ann Thorac Surg 71(1), tr.
375-377.