NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP TRÊN VÀ DƯỚI 65 TUỔI

Tan Nguyen Van , Tri Nguyen Van

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 69,18 ± 13,28 (nhỏ nhất là 32, lớn nhất là 99); trong đó tuổi trung bình ở nam là 66,90 ± 13,58 (nhỏ nhất là 32, lớn nhất là 99); tuổi trung bình ở nữ là 74,04 ± 11,20 (nhỏ nhất là 32, lớn nhất là 97) (p < 0,001). Tỷ lệ nam/nữ ở 2 nhóm tuổi có sự khác biệt (nhóm <65 tuổi là 4,23, nhóm ≥ 65 tuổi là 1,6 với p <0,001). Các yếu tố nguy cơ mạch vành giữa hai nhóm: tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm ≥65 tuổi cao hơn so với nhóm <65 tuổi (75,16% so với 52,87%, với p < 0,001), hút thuốc lá ở nhóm <65 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn ≥ 65 tuổi (42,21% so với 14,24%, p < 0,001), tỷ lệ bệnh nhân bị béo phì chiếm khá cao ở nhóm <65 tuổi so với nhóm ≥65 tuổi (22,93% so với 9,42%, với p <0,001). Thời gian từ lúc khởi phát triệu chứng đến lúc nhập viện: số bệnh nhân <65 tuổi nhập viện ≤6 giờ chiếm 55,8%, cao hơn so với nhóm ≥65 tuổi chiếm 36,9%. Ngược lại, thời gian nhập viện >6 giờ thì nhóm bệnh nhân ≥65 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm <65 tuổi, 63,1% so với 44,2%, với p <0,001. Đặc điểm cơn đau ngực: bệnh nhân <65 tuổi có biểu hiện cơn đau ngực điển hình hơn những bệnh nhân ≥65 tuổi (72,61% so với 36,13%, p <0,001), còn tỷ lệ đau ngực không điển hình (20,38%) và không đau (7,01%) thì thấp hơn nhóm bệnh nhân ≥65 tuổi, các tỷ lệ đau ngực không điển hình và không đau ở nhóm ≥65 tuổi lần lượt là 34,19% và 29,68%, p <0,001. Những triệu chứng khác đi kèm bao gồm mệt chiếm tỷ lệ 84,48% ở nhóm ≥65 tuổi cao hơn 76,03% ở nhóm <65 tuổi (p =0,031). Vã mồ hôi gặp nhiều ở nhóm <65 tuổi hơn (81,33% so với 72,53% ở nhóm ≥65 tuổi, với p =0,044). Khó thở cũng thường gặp ở nhóm ≥65 tuổi hơn (76,04% so với 54,61% ở nhóm <65 tuổi, với p <0,001).  Về phân độ Killip lúc nhập viện thì nhóm <65 tuổi có Killip I tỷ lệ Killip II, III và IV cao hơn so với nhóm <65 tuổi với p =0,001. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Desai MM, Zhang P (1999). Surveillance for morbidity and mortality among older adults. United States, 1995 - 96. MMWR (48): p. 7.
2. William B Applegate, Stanley Graves, et al (1984). Acute myocardial infarction in elderly patients. Southern Med Journal (77): p.1127-29.
3. Nguyễn Thị Hoàng Thanh, Nguyễn Thị Trúc (2003). Đặc điểm nhồi máu cơ tim cấp tại bệnh viện đa khoa Đồng Nai. Kỹ yếu tóm tắt báo cáo khoa học. Hội nghị khoa học Tim mạch khu vực phía nam lần thứ VI, tr.195-203.
4. Hoàng Nghĩa Đài (2002). Các biến chứng của nhồi máu cơ tim cấp ở người lớn tuổi. Luận văn Thạc sĩ Y học- Đại học Y dược TP. HCM, tr. 27-51.
5. Ralf Zahn, et al (2000). Acute myocardial infarction occurring in versus out of the hospital: patient characteristics and clinical outcome. J Am Coll Cardiol. 35(7): pp. 1820- 1826.
6. Holay MP, et al (2007). Clinical profile of acute myocardial infarction in elderly (prospective study). JAPI (55): pp. 188-192.
7. Roman Castello, Edurando Algeria, et al (1988). Effect of age on long-term prognosis of patients with myocardial infarction. International J of Cardiology (2): pp. 221-30.
8. Kannel WB (1976). Blood pressure and the development of cardio-vascular disease in the aged. Cardiology in the old age. Caird FI Dall JC, Kennedy RD. New York, Plenum press: p.164.
9. Tresch DD, Brady WJ, et al (1996). Comparison of elderly and younger patients with out of hospital chest pain. Clinical characteristics of AMI, therapy and outcomes. Arch Intern Med (156): pp. 1089-93.
10. Shi Wen Wang, Guo Chun Ren, Shu Fun, et al (1988). Acute myocardial infarction in elderly Chinese. Clinical analysis of 631 cases and comparison with 389 younger cases. Apanese Heart Journal: pp. 301-07.
11. Sydney C Smith, Elizabeth Gilpin, Staffan Annve, et al (1990). Outlook after acute myocardial infarction in the very elderly compared with that in patients aged 65 to 75 years. JACC (16): pp. 784-92.
12. Woon VC, Lim KH (2003). Acute MI in the elderly – the difference compared with the young. Singapore Med J; 44 (8): pp. 414-8.
13. Nguyễn Thiện Thành (2002). Những bệnh thường gặp ở người có tuổi. NXB Y học, tr. 171-195.
14. Yang XL, Williams JL, Pardaens J, Gest DE (1987). Acute myocardial infarction in very elderly. A Comparison with younger age group. Acta Cardiological; XLII: pp. 59-68.
15. Rott D, Behar S, Gottlieb S, et al (1997). Usefulness of the Killip classification for early risk stratification of patients with acute myocardial infarction in the 1990s compared with those treated in the 1980s. Israeli Thrombolytic Survey Group and the Secondary Prevention Reinfarction Israeli Nifedipine Trial (SPRINT) Study Group. Am J Cardiol (80): pp. 859-6.
16. Anna Polewczyk, Marianna Janion, et al (2008). Myocardial infarction in the elderly: clinical and therapeutic differences. Kardiol Pol (66): pp. 166–172.