U XƠ ĐÀN HỒI THỂ NHÚ Ở THẤT TRÁI KẾT HỢP BỆNH LÝ MẠCH VÀNH: NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP

Trung Nguyen Ngoc , Giang Nguyen Truong , Thang Vu Duc , Ha Pham Vu Thu , Tiep Tran Dac , Tue Nguyen Chi , Hanh Le Ba, Kien Nguyen The

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

U  tim  nguyên  phát  là  một bệnh  rất  hiếm  gặp,  chiếm  khoảng  0,0017  –


0,28%. Trong đó, u xơ đàn hồi thể nhú kết hợp với bệnh lý mạch vành cực kỳ hiếm gặp. Chúng tôi xin báo cáo một trường hợp theo dõi sau phẫu thuật 4 tháng u xơ đàn hồi thể nhú ở thất trái kết hợp với bệnh lý mạch vành. Bệnh nhân nữ 67 tuổi, vào viện vì đau tức ngực trái, siêu âm tim qua thành ngực và thực quản phát hiện u kích thước khoảng 14x18mm, bám xung quanh ½ trên chân trụ cơ trước bên, mật độ âm bằng cơ tim, di động nhiều, hở van 2 lá và van 3 lá nhẹ, không tăng áp phổi, chức năng tâm thu thất trái trong giới hạn bình thường. Chụp động mạch vành: hẹp 40% thân chung động mạch vành, 80% động mạch liên thất trước, 90% lỗ vào động mạch mũ và 80% động mạch vành phải. Bệnh nhân được phẫu thuật tim hở bằng đường mở ngực dọc giữa xương ức, cắt u thất trái qua đường mở nhĩ trái qua van 2 lá, bắc 3 cầu động mạch chủ - động mạch vành. Mô bệnh học sau mổ là u xơ đàn hồi thể nhú. Sau phẫu thuật bệnh nhân ổn định, ra viện sau mổ ngày. Hiện tại 4 tháng sau mổ bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh, siêu âm tim không phát hiện tái phát.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] H. Xu, L. Chen, C. Ye et al., “Cardiac Papillary Fibroelastoma with Coronary Artery Anomaly: A Case Report,” Heart Surg Forum, vol. 20, no. 2, pp. E052-E054, Apr 28, 2017.
[2] P. L. Chia, “Incidental finding of an aortic valve mass on 64-slice computed tomographic coronary angiography,” Ann Acad Med Singapore, vol. 38, no. 10, pp. 926-7, Oct, 2009.
[3] S. Arai, D. Tanaka, M. Sakuma et al., “[Papillary Fibroelastoma of the Left Ventricular Outflow Tract; Report of a Case],” Kyobu Geka, vol. 71, no. 9, pp. 697-700, Sep, 2018.
[4] S. Page, R. Grant, and A. Iyer, “Cardiac papillary fibroelastoma originating from the left ventricular septum,” J Card Surg, vol. 33, no. 4, pp. 181-182, Apr, 2018.
[5] Y. Tanaka, T. Kitamura, K. Kobayashi et al., “Papillary fibroelastoma of the left ventricular apex excised using a videoscopic technique,” J Card Surg, vol. 33, no. 5, pp. 277-
279, May, 2018.
[6] J. M. Grinda, J. P. Couetil, S. Chauvaud et al., “Cardiac valve papillary fibroelastoma: surgical excision for revealed or potential embolization,” J Thorac Cardiovasc Surg, vol. 117, no. 1, pp. 106-10, Jan, 1999.
[7] H. Kurobe, T. Kanbara, H. Yoshida et al., “Successful early resection of cardiac papillary fibroelastomas,” Gen Thorac Cardiovasc Surg, vol.
59, no. 3, pp. 191-4, Mar, 2011.
[8] D. L. Ngaage, C. J. Mullany, R. C. Daly et al., “Surgical treatment of cardiac papillary fibroelastoma: a single center experience with eighty-eight patients,” Ann Thorac Surg, vol. 80, no. 5, pp. 1712-8, Nov, 2005.
[9] K. Ishida, H. Satokawa, S. Takase et al., “Video-assisted endoscopic resection of left ventricular papillary fibroelastoma through the aortic valve,” Asian J Endosc Surg, vol. 9, no. 4, pp. 325-327, Nov, 2016.
[10] H. Hakeem, M. Argenziano, and D. Katechis, “A Left Ventricular Papillary Fibroelastoma Presenting as an Acute Coronary Syndrome,” CASE (Phila), vol. 2, no. 1, pp. 24-
26, Feb, 2018.

Các bài báo tương tự

Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.