SỬ DỤNG DUNG DỊCH LIỆT TIM MÁU ẤM ĐỂ BẢO VỆ CƠ TIM TRONG PHẪU THUẬT TIM NGƯỜI LỚN

Hoang Doan Duc, Anh Truong Tuan, Anh Le Nhat , Nhan Phan Tai, Kha Dang Quoc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Chúng tôi nghiên cứu hồi cứu, trong 14 năm (2004 – 2018), trên những bệnh nhân phẫu thuật tim (n=6720) được sử dụng dung dịch liệt tim máu ấm để bảo vệ cơ tim. Chúng tôi đánh giá mức độ tổn thương cơ tim dựa vào các biến số ghi nhận vào các thời điểm từ trước mổ (T0), 2 giờ sau kết thúc phẫu thuật (T2), 8 giờ sau mổ (T8) và 24 giờ sau mổ (Toff) về nồng độ Troponin T, tỷ lệ khử rung tim tự nhiên sau mở cặp động mạch chủ, sử dụng hỗ trợ tuần hoàn bằng kỹ thuật bơm bóng đối xung trong động mạch chủ, sử dụng thuốc trợ tim inotrope, và chức năng tim sau mổ như cung lượng tim, phân suất tống máu thất trái cũng như các kết quả hồi sức về thời gian thở máy, thời gian điều trị tại phòng hồi sức. Tỷ lệ đáng kể những bệnh nhân có nguy cơ cao trước mổ như suy tim nặng NYHA.III-IV (81,3%), tăng áp phổi với PAPS≥55 mmHg (27,7%) hoặc phải trải qua phẫu thuật phức tạp (39,3%) như phẫu thuật đa van tim, hoặc phối hợp phẫu thuật van tim với bắc cầu chủ vành… Tuy nhiên, có cải thiện đáng kể chức năng tim sau mổ như phân suất tống máu thất trái (p<0,05), cung lượng tim (p<0,05) và cải thiện thời gian thở máy (22,56±30,04 giờ), thời gian điều trị trị phòng hồi sức (51,16±35,13 giờ). 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Turer AT, Hill JA. Pathogenesis of myocardial ischemia-reperfusion injury and rationale for therapy. Am J Cardiol 2010;106(3):360e8.
[2] Buckberg GD, Brazier JR, Nelson RL, Goldstein SM, McConnell DH, Cooper N. Studies of the effects of hypothermia on regional myocardial blood flow and metabolism during cardiopulmonary bypass. I. The adequately perfused beating, fibrillating, and arrested heart. J Thorac Cardiovasc Surg 1977;73(1):87e94.
[3] Feng J, Bianchi C, Li J, Sellke FW. Improved profile of bad phosphorylation and caspase 3 activation after blood versus crystalloid cardioplegia. Ann Thorac Surg 2004;77:1384e9.
[4] Fan Y, Zhang A-M, Xiao Y-B, Weng Y-G, Hetzer R. Warm versus cold cardioplegia for heart surgery: a meta-analysis. Eur J Cardiothorac Surg 2010;37(4):912e9.
[5] Fremes SE, Weisel RD, Mickle DA, Ivanov J, Madonik MM, Seawright SJ, et al. Myocardial metabolism and ventricular function following cold potassium cardioplegia. J Thorac Cardiovasc Surg 1985;89(4):531e46.
[6] Brown Jr IW, Smith WW, Emmons WO. An efficient blood heat exchanger for use with extracorporeal circulation. Surgery 1958;44(2):372e7. F.A. Mourad et al. / Journal of the Egyptian Society of Cardio-Thoracic Surgery 24 (2016) 215e222 221.
[7] Calafiore AM, Teodori G, Mezzetti A, Bosco G, Verna AM, Di Giammarco G, et al. Intermittent antegrade warm blood cardioplegia. Ann Thorac Surg 1995;59(2):398e402.
[8] Fremes SE, Christakis GT, Weisel RD, Mickle DA, Madonik MM, Ivanov J, et al. A clinical trial of blood and crystalloid cardioplegia. J Thorac Cardiovasc Surg 1984;88(5 Pt 1):726e41.
[9] Dar MI. Cold crystalloid versus warm blood cardioplegia for coronary artery bypass surgery. Ann Thorac Cardiovasc Surg 2005;11(6):382e5.
[10] Sirvinskas E, Nasvytis L, Raliene L, Vaskelyte J, Toleikis A, Trumbeckaite S. Myocardial protective effect of warm blood, tepid blood, and cold crystalloid cardioplegia in coronary artery bypass grafting surgery. Croat Med J 2005;46(6):879e88.
[11] Bouchart F. Myocardial revascularization in patients with severe ischemic left ventricular dysfunction. Long term follow-up in 141 patients. Eur J Cardio-Thoracic Surg 2001;20(6):1157e62.
[12] Jacquet LM, Noirhomme PH, Van Dyck MJ, El Khoury GA, Matta AJ, Goenen MJ, et al. Randomized trial of intermittent antegrade warm blood versus cold crystalloid cardioplegia. Ann Thorac Surg 1999;67(2):471e7.