Khoảng QRS và yếu tố tiên lượng mất ổn định về huyết động sau phẫu thuật cầu nối chủ vành
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Sự chậm trễ dẫn truyền trong thất hay phức bộ QRS rộng đo trên điện tâm đồ là dấu hiệu rối loạn chức năng tâm thất, được cho là chỉ điểm tiên lượng tình trạng mất ổn định về huyết động giai đoạn sớm sau phẫu thuật cầu nối chủ vành. Mất ổn định huyết động được định nghĩa là các biến cố sau phẫu thuật như tử vong do tim, tim nhanh thất, rung thất, tái nhồi máu cơ tim, suy tim hoặc cần dùng thuốc tăng co bóp cơ tim hoặc bóng đối xung động mạch chủ trong giai đoạn hậu phẫu. Tại Việt Nam, giá trị khoảng QRS trước và sau phẫu thuật cầu nối chủ vành ở những bệnh nhân này chưa được nghiên cứu đánh giá. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá biến đổi QRS trước và sau phẫu thuật cầu nối chủ vành. Đối tượng nghiên cứu: 171 bệnh nhân trải qua phẫu thuật cầu nối chủ vành tại Bệnh viện Tim Hà nội từ 6/2016 đến 8/2018. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Kết quả: Tuổi trung bình 65,05 ± 7,41 năm, chủ yếu là nam giới (78,4%). Trung bình khoảng QRS trước mổ thay đổi giảm 90,98 ± 12,48 miligiây so với 87,30 ± 12,79 miligiây sau mổ ngày N1 (p<0,001). Sự xuất hiện mất ổn định huyết động (n = 45; 26,3%) có liên quan đến QRS rộng trước phẫu thuật tồn tại sau phẫu thuật. Tỷ lệ mất ổn định huyết động cao hơn ở nhóm QRS ≥ 90 miligiây (36,4% so với 15,7%; p < 0,05). Kết luận: Sự chậm trễ dẫn truyền trong thất, hay phức bộ QRS rộng có liên quan đến nguy cơ mất ổn định huyết động cao hơn sau phẫu thuật cầu nối chủ vành
nguy
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
1. E. Kandaswamy and L. Zuo (2018). Recent Advances in Treatment of Coronary Artery Disease: Role of Science and Technology. Int J Mol Sci. 19(2).
2. Teresa Alberca, Jesús Almendral, Petra Sanz et al (1997). Evaluation of the Specificity of Morphological Electrocardiographic Criteria for the Differential Diagnosis of Wide QRS Complex Tachycardia in Patients With Intraventricular Conduction Defects. Circulation. 96(10): p. 3527-3533.
3. Mohmoud Ferky Hassan, Muhammad Nasr Eldin El, Mohamed Mostafa Abd El Salam and Tarek Hussein El Badawy (2015). Correlation between P Wave Dispersion, QRS Duration and QT Dispersion in Hospital Events in Cases of Acute Coronary Syndrome. J Gen Pract
4. E. Kountouris, P. Korantzopoulos, P. Karanikis et al (2004). QRS dispersion: an electrocardiographic index of systolic left ventricular dysfunction in patients with left bundle branch block. Int J Cardiol. 97(2): p. 321-2.
5. Amir Kashani and S. Serge Barold (2005). Significance of QRS Complex Duration in Patients With Heart Failure. J Am Coll Cardiol. 46(12): p. 2183-2192.
6. José M. Arribas Leala, Domingo A. Pascual-Figalb, Miguel Ahumada Vidalc et al (2009). QRS Duration and Early Hemodynamic Instability After Coronary Revascularization Surgery. Rev Esp Cardiol. 62(6): p. 652-9.
7. T. Erdogan, M. Cetin, S. A. Kocaman et al (2012). Relationship of fragmented QRS with prognostic markers and in-hospital MACE in patients undergoing CABG. Scand Cardiovasc J. 46(2): p. 107-13.
8. Y. Cicek, S. A. Kocaman, M. E. Durakoglugil et al (2015). Relationship of fragmented QRS with prognostic markers and long-term major adverse cardiac events in patients undergoing coronary artery bypass graft surgery. J Cardiovasc Med (Hagerstown). 16(2): p. 112-7.
2. Teresa Alberca, Jesús Almendral, Petra Sanz et al (1997). Evaluation of the Specificity of Morphological Electrocardiographic Criteria for the Differential Diagnosis of Wide QRS Complex Tachycardia in Patients With Intraventricular Conduction Defects. Circulation. 96(10): p. 3527-3533.
3. Mohmoud Ferky Hassan, Muhammad Nasr Eldin El, Mohamed Mostafa Abd El Salam and Tarek Hussein El Badawy (2015). Correlation between P Wave Dispersion, QRS Duration and QT Dispersion in Hospital Events in Cases of Acute Coronary Syndrome. J Gen Pract
4. E. Kountouris, P. Korantzopoulos, P. Karanikis et al (2004). QRS dispersion: an electrocardiographic index of systolic left ventricular dysfunction in patients with left bundle branch block. Int J Cardiol. 97(2): p. 321-2.
5. Amir Kashani and S. Serge Barold (2005). Significance of QRS Complex Duration in Patients With Heart Failure. J Am Coll Cardiol. 46(12): p. 2183-2192.
6. José M. Arribas Leala, Domingo A. Pascual-Figalb, Miguel Ahumada Vidalc et al (2009). QRS Duration and Early Hemodynamic Instability After Coronary Revascularization Surgery. Rev Esp Cardiol. 62(6): p. 652-9.
7. T. Erdogan, M. Cetin, S. A. Kocaman et al (2012). Relationship of fragmented QRS with prognostic markers and in-hospital MACE in patients undergoing CABG. Scand Cardiovasc J. 46(2): p. 107-13.
8. Y. Cicek, S. A. Kocaman, M. E. Durakoglugil et al (2015). Relationship of fragmented QRS with prognostic markers and long-term major adverse cardiac events in patients undergoing coronary artery bypass graft surgery. J Cardiovasc Med (Hagerstown). 16(2): p. 112-7.