Kết quả phẫu thuật kết hợp xương sườn gãy bằng tấm nẹp vít tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nguyễn Hữu Ước, Nguyễn Việt Anh, Nguyễn Văn Trường, Phạm Hữu Lư

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan: Gãy xương sườn là tổn thương chính trong chấn thương ngực, hầu hết chỉ điều trị bảo tồn. Trường hợp gãy nhiều xương, gãy di lệch nhiều thì có chỉ định phẫu thuật cố định xương gãy. Có nhiều kỹ thuật mổ, trong đó cố định bằng tấm nẹp vít là phổ biến nhất. Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã bắt đầu ứng dụng phương pháp này từ năm 2018. Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả ban đầu của phương pháp. Đối tượng phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu trên các bệnh nhân chấn thương ngực phức tạp, được chỉ định và thực hiện phẫu thuật cố định ổ gãy xương sườn bằng tấm nẹp vít loại RibFixBlu, và đánh giá kết quả sớm sau mổ, từ tháng 1/2018 đến tháng 3/2020. Kết quả: Bao gồm 22 bệnh nhân, tuổi 45,3 ± 13,1 (23–68), nam chiếm 68,2 %. Khá nhiều chấn thương ngực thể nặng: mảng sườn di động bên 40,9% (9 ca), biến dạng lồng ngực 54,5% (12 ca). Số xương sườn gãy gãy phát hiện được trên chụp CLVT là 8,86 ± 3,53 xương / 1 bệnh nhân (6–19), cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với phim X quang ngực thẳng, nhưng tương đương nhau đối với các xương sườn 4-6. Chỉ số xương sườn gãy (RFS) hầu hết đều ở mức độ 3-4. Thời gian phẫu thuật trung bình là 98,5 ± 12,5 phút (82 – 130). Số lượng xương được kết hợp trung bình là 3,1 ± 1,03 xương, nhiều nhất là 6 xương cho bệnh nhân bị gãy 19 xương, đa số ở cung bên xương sườn 4 - 7, trong đó có 100% ở xương sườn 5 và 81,8% ở xương sườn 6. Không có các biến chứng đáng kể nào trong khi mổ. Hiệu quả giảm đau sau mổ được thấy rõ ở hầu hết các bệnh nhân. Kết quả sớm: khỏi không có biến chứng 86,4% (19 ca), 2 ca xẹp phổi và 1 ca viêm phổi; thời gian nằm viện 12,2 ± 4,9 ngày (8-25); không có ca nào tử vong trong nhóm nghiên cứu. Kết luận: Phẫu thuật kết hợp xương sườn gãy bằng tấm nẹp vít là phương pháp an toàn và hiệu quả. Chỉ định phẫu thuật được chọn lựa cẩn thận và đảm bảo tính hợp lý dựa trên triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng. Cần có nghiên cứu so sánh với nhóm điều trị bảo tồn, cũng như đánh giá hiệu quả lâu dài của phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1 May L, Hillermann C, Patil S. Rib fracture management. BJA Education. 2015;16(1):26-32.
2 Vyhnánek F, Jirava D, Očadlík M, Škrabalová D. Surgical Stabilisation of Flail Chest Injury: Indications, Technique and Results. Acta chirurgiae orthopaedicae et traumatologiae Cechoslovaca. 2015;82(4):303-307.
3 Althausen PL, Shannon S, Watts C, et al. Early surgical stabilization of flail chest with locked plate fixation. Journal of orthopaedic trauma. Nov 2011;25(11):641-647.
4 Marasco SF, Davies AR, Cooper J, et al. Prospective randomized controlled trial of operative rib fixation in traumatic flail chest. Journal of the American College of Surgeons. May 2013;216(5):924-932.
5 Caragounis EC, Fagevik Olsén M, Pazooki D, Granhed H. Surgical treatment of multiple rib fractures and flail chest in trauma: a one-year follow-up study. World journal of emergency surgery : WJES. 2016;11:27.
6 Kocher GJ, Sharafi S, Azenha LF, Schmid RA. Chest wall stabilization in ventilator-dependent traumatic flail chest patients: who benefits?. European journal of cardio-thoracic surgery : official journal of the European Association for Cardio-thoracic Surgery. Apr 1 2017;51(4):696-701.
7 de Moya M, Nirula R, Biffl W. Rib fixation: Who, What, When?. Trauma surgery & acute care open. 2017;2(1):e000059.
8 Campbell N, Conaglen P, Martin K, Antippa P. Surgical stabilization of rib fractures using Inion OTPS wraps--techniques and quality of life follow-up. The Journal of trauma. Sep 2009;67(3):596-601.
9 Cameron Gettel DM. Rib Fracture Repair: Assessing the Effects of Various Levels of Fixation on Stability of a Flail Chest Segment. AMSRJ. 2014;1.
10 Leinicke JA, Elmore L, Freeman BD, Colditz GA. Operative management of rib fractures in the setting of flail chest: a systematic review and meta-analysis. Annals of surgery. Dec 2013;258(6):914-921.