Vai trò của lưu lượng máu từ thất lên động mạch phổi trong phẫu thuật Fontan với đường dẫn máu ngoài tim bằng ống ghép nhân tạo

Phạm Hữu Minh Nhựt , Trần Quyết Tiến

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trong phẫu thuật Fontan cho bệnh tim một tâm thất chức năng, vai trò của lưu lượng máu từ thất lên động mạch phổi vẫn còn nhiều bàn luận về hiệu quả và ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật.


Mục tiêu: Nghiên cứu vai trò của lưu lượng máu từ thất lên động mạch phổi trong phẫu thuật Fontan với đường dẫn máu ngoài tim bằng ống ghép nhân tạo.


Phương pháp nghiên cứu: tiền cứu, hàng loạt ca.


Kết quả: từ 05/2015 đến 01/2019 có 122 bệnh nhân được phẫu thuật Fontan với đường dẫn ngoài tim bằng ống ghép nhân tạo tại Viện Tim TPHCM, trong đó có 58 trường hợp còn lưu lượng máu từ thất lên ĐMP. Nhóm bệnh nhân còn dòng máu từ thất lên ĐMP có tuổi mổ, SpO2, áp lực ĐMP trung bình trước mổ, chỉ số Nakata và chỉ số McGoon lớn hơn có ý nghĩa so với nhóm không còn dòng máu từ thất lên ĐMP. Nghiên cứu cho thấy, còn lưu lượng máu từ thất lên ĐMP không làm tăng tỉ lệ tử vong bệnh viện và biến chứng sau mổ.


 Kết luận: lưu lượng máu từ thất lên ĐMP giúp phát triển hệ thống ĐMP tốt hơn, tránh được nguy cơ phải mở rộng các nhánh ĐMP và không làm tăng nguy cơ của phẫu thuật Fontan với đường dẫn máu ngoài tim bằng ống ghép nhân tạo.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jonas RA, Single Ventricle, in Comprehensive Surgical Management of Congenital Heart Disease. 2004, Hodder Arnold: London. p. 357-385.
2. Ferns, S.J., et al., Is additional pulsatile pulmonary blood flow beneficial to patients with bidirectional Glenn? J Thorac Cardiovasc Surg, 2013. 145(2): p. 451-4.
3. Corno, A.F., Editorial: Univentricular Heart. Frontiers in Pediatrics, 2015. 3(75).
4. Talwar, S., et al., Exercise performance after univentricular palliation. Annals of Pediatric Cardiology, 2018. 11(1): p. 40-47.
5. Sughimoto, K., et al., Forward Flow Through the Pulmonary Valve After Bidirectional Cavopulmonary Shunt Benefits Patients at Fontan Operation. Ann Thorac Surg, 2015. 100(4): p. 1390-6; discussion 1396-7.
6. Zhang, T., et al., Uncontrolled Antegrade Pulmonary Blood Flow and Delayed Fontan Completion After the Bidirectional Glenn Procedure: Real-World Outcomes in China. The Annals of Thoracic Surgery, 2016. 101(4): p. 1530-1538.
7. Casella, S.L., et al., Targeted Increase in Pulmonary Blood Flow in a Bidirectional Glenn Circulation. Seminars in Thoracic and Cardiovascular Surgery, 2018. 30(2): p. 182-188.
8. Tran, D.D., et al., Predictors of Prolonged Pleural Effusion After the Extracardiac Fontan Procedure: A 8-Year Single-Center Experience in Resource-Scare Setting. Pediatr Cardiol, 2020.
9. Chowdhury, U., et al., Bidirectional Glenn with interruption of antegrade pulmonary blood flow: Which is the preferred option: Ligation or division of the pulmonary artery? Annals of Cardiac Anaesthesia, 2016. 19(3): p. 561-563.
10. Li, D., et al., Successful transcatheter closure of residual ventriculopulmonary blood flow with muscular VSD occluder after ligation of pulmonary trunk in Fontan procedure. International Journal of Cardiology, 2015. 191: p. 277-278.

Các bài báo tương tự

Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.