Điều trị tổn thương phức tạp quai động mạch chủ bằng phương pháp hybrid

Dung Doan Duc , Hieu Nguyen Lan, Tien Do Anh, Thang Bui Quang, Anh Tran Tien , Thang Nguyen Duy , Nhuan Bui Duc, Nhon Bui Van

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

 


Bệnh lý động mạch chủ rất đa dạng và có nguy cơ cao dẫn đến đột tử nếu bệnh nhân có triệu chứng. Bệnh lý động mạch chủ đoạn quai có các hình thái như phình, lóc tách, loét do xơ vữa, giả phình, hẹp eo động mạch chủ. Nguyên nhân của bệnh lý động mạch chủ hay gặp nhất là bệnh lý tăng huyết áp, ngoài ra có các nguyên nhân khác như nhiễm trùng, bệnh mô liên kết, chấn thương, bẩm sinh. Phẫu thuật điều trị bệnh lý động mạch chủ đoạn quai là phương pháp điều trị kinh điển nhưng có nguy cơi cao với những trường hợp bệnh lý tái phát hoặc ở bệnh nhân có bệnh lý nền nặng, thể trạng yếu, biến chứng chảy máu, nhiễm trùng xương ức, khó khăn cho gây mê hồi sức. Cách đây khoảng hơn 2 thập kỷ, phương pháp can thiệp đặt stent graft động mạch chủ ra đời, việc điều trị các bệnh lý động mạch chủ trở nên dễ dàng, triệt để và ít xâm lấn hơn, song song với tỷ lệ thành công cao hơn và giảm thiểu các biến chứng, do đó đây là một biện pháp điều trị thay thế phẫu thuật. Một tiêu chí quan trọng để tiến hành đặt stent graft là phần mạch lành từ gốc mạch máu quan trọng (động mạch cảnh, thân cánh tay đầu, động mạch tạng) đến điểm khởi phát tổn thương phải đủ dài để neo giữ stent và không bị rò ra ngoài lòng stent (landing zone). Kỹ thuật này đến nay đã trở nên phổ biến ở nhiều trung tâm can thiệp trong nước và trên thế giới với tỷ lệ thành công cao nếu tổn thương ở động mạch chủ xuống có landing zone tốt. Tuy nhiên với tổn thương ở vùng quai động mạch chủ, do vùng landing zone ngắn, là nơi xuất phát của nhiều mạch máu lớn nên việc thực hiện can thiệp đặt stent trở nên phức tạp hơn nhiều, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sỹ can thiệp và bác sỹ phẫu thuật, đây gọi là phương pháp Hybrid. Phương pháp Hybrid bao gồm những kỹ thuật phức tạp nhất trong can thiệp bệnh lý động mạch chủ. Chúng tôi đã thực hiện phương pháp này trên 5 trường hợp bệnh nhân với kết quả khả quan, do đó chúng tôi muốn chia sẻ về kinh nghiệm và những hiểu biết của chúng tôi về kỹ thuật này.1

nhân

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Lân Việt. Thực hành bệnh tim mạch 2015. Trang 405 – 429.
2. Borst HG, Walterbusch G, Schaps D. Extensive aortic replacement using ‘‘elephant trunk’’ prosthesis. Thorac Cardiovasc Surg 1983;31:37-40. 10.1055/s-2007-1020290 [PubMed] [CrossRef].
3. Kent et al. Results of type II hybrid arch repair with zone 0 stent graft deployment for complex aortic arch pathology. [Jtcvs.org]
4. Criado FJ. A percutaneous technique for preservation of arch branch patency during thoracic endovascular aortic repair (TEVAR): retro- grade catheterization and stenting. J Endovasc Ther 2007; 14:54-8.
5. Vladimir Makaloski et al. Endovascular total arch replacement techniques and early results. Ann Cardiothorac Surg. 2018 May; 7(3): 380-388.
6. Chuter TAM. Branched and fenestrated stent grafts for endovascular repair of thoracic aortic aneurysms. J Vasc Surg 2006; 43:A111-5.
7. Yoshihiko Kurimoto, MD, PhD, Ryushi Maruyama, MD, et al. Thoracic Endovascular Aortic Repair for Challenging Aortic Arch Diseases Using Fenestrated Stent Grafts From Zone 0. [annalsthoracicsugery.org]
8. Joseph Bavaria et al. Hybrid approaches in the treatment of aortic arch aneurysms: Postoperative and midterm outcomes. [Jtcvs.org].
9. Ourania Preventza et al. Zone zero hybrid arch exclusion versus open total arch replacement. Ann Cardiothorac Surg. 2018 May; 7(3): 372-379.
10. Safi HJ, Miller CC, 3rd, Estrera AL, et al. Staged repair of extensive aortic aneurysms: long-term experience with the elephant trunk technique. Ann Surg 2004;240:677-84. [PMC free article] [PubMed]
11. Nadia Vallejo, MD, Julio A. Rodriguez-Lopez, MD, Panniz Heidari, MBS, Grayson Weatley, MD, David Caparrelli, MD, Venkatesh Ramaiah, MD, and Edward B. Diethrich, MD. Hybrid repair of thoracic aortic lesions for zone 0 and 1 in high-risk patients. [jvascsurg.org]
12. Criado FJ, Barnatan MF, Rizk Y, et al. Technical strategies to expand stent-graft applicability in the aortic arch and proximal descending thoracic aorta. Journal of Endovascular Therapy 2002;9 Suppl 2:II32-II38. 10.1177/15266028020090S206 [PubMed] [CrossRef]
13. Leontyev S, Misfeld M, Daviewala P, et al. Early- and medium-term results after aortic arch replacement with frozen elephant trunk techniques-a single center study. Ann Cardiothorac Surg 2013;2:606-11. [PMC free article] [PubMed]
14. Thoraflex Hybrid IDE Study. Available online: Clinicaltrials.gov. ID: NCT02724072.
15. Iba Y, Minatoya K, Matsuda H, et al. How should aortic arch aneurysms be treated in the endovascular aortic repair era? A riskadjusted comparison between open and hybrid arch repair using propensity score-matching analysis. Eur J Cardiothorac Surg 2014;46:32-39. 10.1093/ejcts/ezt615 [PubMed] [CrossRef]
16. Benedetto U, Melina G, Angeloni E, et al. Current results of open total arch replacement versus hybrid thoracic endovascular aortic repair for aortic arch aneurysm: A meta-analysis of comparative studies. J Thorac Cardiovasc Surg 2013;145:305-06. 10.1016/j.jtcvs.2012.09.011 [PubMed] [CrossRef]
17. Tokuda Y, Oshima H, Narita Y, et al. Hybrid versus open repair of aortic arch aneurysms: comparison of postoperative and midterm outcomes with a propensity score-matching analysis. Eur J Cardiothorac Surg 2016;49:149- 56. 10.1093/ejcts/ezv063 [PubMed] [CrossRef]
18. Bavaria J, Vallabhajosyula P, Moeller P, et al. Hybrid approaches in the treatment of aortic arch aneurysms: Postoperative and midterm outcomes. J Thorac Cardiovasc Surg 2013;145:S85-90. 10.1016/j.jtcvs.2012.11.044 [PubMed] [CrossRef]
19. Esposito G, Cappabianca G, Bichi Samuele, et al. Hybrid repair of Type A acute aortic dissections with the Lupiae technique: Tenyear results. J Thorac Cardiovasc Surg 2015;149:S99-S104. 10.1016/j.jtcvs.2014.07.099 [PubMed] [CrossRef]

Các bài báo tương tự

Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.