Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và siêu âm trước mổ trên bệnh nhân hở van động mạch chủ tại Bệnh viện hữu nghị Việt - Đức

Phạm Thái Hưng, Lê Ngọc Thành

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hở van động mạch chủ là thương tổn
van tim tương đối thường gặp. Tại các nước phát triển
như Mỹ, châu Âu có khoảng 10% số người cao tuổi bị
tổn thương van động mạch chủ. Bệnh tiến triển âm
thầm hầu như không có biểu hiện triệu chứng lâm
sàng. Mục tiêu:
Mô tả đặc điểm lâm sàng và siêu âm
trước mổ của hở van động mạch chủ tại bệnh viện
Việt Đức.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: bệnh
nhân thương tổn hở van động mạch chủ được chẩn
đoán và điều trị tại khoa phẫu thuật Tim mạch- Lồng
ngực, bệnh viện Việt- Đức.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả lâm sàng cắt
ngang, theo dõi dọc, tiến cứu, thời gian từ 1/2006 đến
12/2010.
Kết quả và bàn luận: tuổi 20 đến 60 tuổi
(80,39%), trung bình là
45,8 ± 12,8. Giới: 49 nam chiếm
tỷ lệ 73,1 %; nữ 18 (26,9 %).
Lâm sàng: khó thở 82,09%, đau ngực 13,43%;
4,48%, không có triệu chứng cơ năng mặc dù tổn
thương van đã ở mức độ nặng. Tiếng thổi tâm trương
là dấu hiệu thường thấy gặp 100%; thổi tâm thu gặp
37 trường hợp chiếm 55,22%.
Suy tim theo NYHA từ độ II trở lên 95,52%, trong
đó NYHA III là 35,82%; 13,43 % bệnh nhân NYHA IV.
58 bệnh nhân có huyết áp tâm thu tăng trên 130mmHg
(86,57 %). 70,75% huyết áp tâm trương giảm
<60mmHg. Chênh lệch huyết áp trung bình
65±11,43mmHg.
Siêu âm: thương tổn tại van là chính gặp 62 trường
hợp (92,34%), 5 trường hợp thương tổn ở vòng van
(7,46%). Thương tổn lá van: 88,06% có lá van dày.
Trong đó 35 bệnh nhân vôi hóa lá van chiếm 52,24%,
Mức độ hở van: 89,55% hở van mức độ từ vừa đến
nặng trở lên, trong đó mức độ hở van từ vừa – nặng
58,21%, bệnh nhân hở van nặng 31,34 %. Mức độ hở
van với tình trạng suy tim trước mổ có sự tương quan
vừa phải (với R tương quan 0,218 – 0,493).
Chức năng thất trái: thất trái giãn hơn, không
tương xứng với mức độ hở van. Phân suất tống máu
thất trái giảm với 86,57% có EF < 55%. Phân suất
tống máu EF (%) trung bình 53,4 ± 9,7
, phân suất
tống máu >45: 59,7%, 7 trường hợp có EF <30 chiếm
10,45%.
Kết luận: Bệnh nhân ở tuổi trung niên, tuổi trung
bình: 45,8 ± 12,8, 4,48% không có biểu hiện triệu chứng
cơ năng. Tại thời điểm trước mổ suy tim mức độ
NYHA từ II trở lên chiếm 95,52 %.
- Siêu âm tim: Tình trạng thương tổn tại lá van là chủ
yếu 92,34%. Thương tổn ở vòng van 7,46%. Mức độ
hở van có sự liên quan không chặt chẽ với mức độ
giãn thất trái. Chức năng thất trái giảm, TB 53,4±9,7 và
32,84% kèm theo hẹp van.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Phú Kháng (1996), “Hở lỗ van động
mạch chủ”, Lâm sàng tim mạch, Nhà xuất bản y
học: 344- 353
2. Nguyễn Thái Minh (2010), “Nghiên cứu kết quả
phẫu thuật thay van động mạch chủ đơn thuần tại
bệnh viện Việt Đức từ 2006 đến 2010”, Luận văn
tốt nghiệp bác sỹ nội trú- Đại học y Hà Nội.
3. Turri M, Thiene G, bortolotti U, Milano A,
Mazzucco A, Gallcci V (1990), “Surgical
pathologyof aortic valve disease”, Eur J cardiothorac surgery 4: 556- 560
4. Roberts WC, Ko JM, Moore RT, Jones WH
(2006), “Causes of Pure Aortic Regurgitation in
Patients Having Isolated Aortic Valve
Replacement at a Single US Tertiary Hospital
(1993 to 2005)”, Circulation, July 114:422-429
5. Elaine ET, Chieh AL, Duke EC (1997), "Aortic
valve replacement in the elderly: Risk Factors and
Long-Term Results", Annals of surgery, 225(6):
793-804
6. William CR, Jong Mi Ko, Timothy RM,
William HJ (2006), “Causes of Pure Aortic
Regurgitation in Patients Having Isolated Aortic
Valve Replacement at a Single US Tertiary
Hospital (1993 to 2005”, Circulation, July 24,
114:422-429
7. Sionis A et al. 2010. “Severe aortic regurgitation
and reduced left ventricular ejection fraction:
outcomes after isolated aortic valve replacement
and combined surgery”; J Heart Lung Transplant.
2010 Apr; 29(4):445-8
8. Vibhuti N Singh, MD; Eugene C Lin, MD
(2008), “Aortic Regurgitation Imaging”,
Medscape Updated: Sep 10, 2008.