Vai trò của hội chứng May – Thurner trong bệnh lý huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới

Long Lê Phi , Nam Nguyễn Hoài

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nhóm I: Hồi cứu hồ sơ và khảo sát lại CT Scan, chúng tôi ghi nhận 30 trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới (HKTMSCD) được can thiệp lấy huyết khối bằng Fogarty, trong đó có 9/30 trường hợp được xác định HC May – Thurner. Tuổi trung bình là 44,4, tỷ lệ nam/nữ là 1/8. Tỷ lệ tái huyết khối sớm cao là 89% và điểm số VCSS (Venous Clinical Severity Score) trung bình là 7,625. Can thiệp sửa chữa tổn thương giải phẫu của HC May-Thurner chỉ thành công về mặt kỹ thuật ở 01 trường hợp. Nhóm II: Can thiệp điều trị lấy huyết khối cho 60 trường hợp, chụp khảo sát trong mổ kết hợp với hình ảnh CT cản quang thì tĩnh mạch, ghi nhận được 37/60 (61,6%) trường hợp có HC May-Thurner. Can thiệp sửa chữa tổn thương bằng nong bóng – stent thành công về mặt kỹ thuật là 35/37 (94,6%). Tỷ lệ tái huyết khối sớm cải thiện hơn rõ so với nhóm I 21,6% (8/37) và điểm số VCSS trung bình cũng cải thiện hơn là 5,025. HKTMSCD do HC May-Thurner là bệnh cảnh thường gặp trên lâm sàng. Cần lưu ý hướng đến chẩn đoán này khi người bệnh có biểu hiện sưng phù 1 bên chân Trái. Phương tiện chẩn đoán xác định dựa vào hình ảnh học với vai trò của chụp CT Venography. Điều trị theo phác đồ hiện nay là lấy huyết khối với tiêu sợi huyết tại chỗ và sửa chữa thương tổn giải phẫu bằng nong bóng và stent

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Anthony Corometa, Jorge L. Martinez (2009). Catheter-directed thrombolysis for treatment of acute deep venous thrombosis. Handbook of venous disorders, 3rd, pp. 239.
2. Baron HC, Shams J, Wayne M. (2000). Iliac vein compression syndrome: a new method of treatment. Am Surg, pp. 653.
3. Bo Eklof, Robert McLafferty (2009). Surgical thrombectomy and percutaneous mechanical thrombectomy for treatment of acute iliofemoral deep venous thrombosis. Handbook of venous disorders, 3rd, pp. 255.
4. Donatella N, Marcello BU (2014). What the young physician should know about May-Thurner syndrome. Translational Medicine, pp. 1219.
5. Fowkes FJ, Price JF (2003). Incidence of diagnosed deep venous thrombosis in the general population: systematic review. Eur Vasc Endovasc Surg, pp. 25.
6. Halil Bozkaya, Celal Cinar (2015). Endovascular Treatment of Iliac Vein Compression (May- Thurner) Syndrome: Angioplasty and Stenting with or without Manual Aspiration Thrombectomy and Catheter-Directed Thrombolysis. Ann Vasc Dis, pp. 21–28.
7. Igai K, Kudo T (2014). Surgical thrombectomy and simultaneous stenting for deep venous thrombosis caused by iliac vein compression syndrome (May-Thurner syndrome). Ann Thorac Cardiovasc Surg, pp. 995-1000.
8. Kasirajan K, Gray B, Ouriel K. (2001). Percutaneous angiojet thrombectomy in the management of extensive deep vein thrombosis. J Vasc Interv Radiol, pp. 179–185.
9. Kibbe MR, Ujiki M, Goodwin AL, Eskandari M, Yao J, Matsumura J (2004). Iliac vein compression in an asymptomatic patient population. J Vasc Surg, pp. 937–943
10. May R, Thurner J (1957). The cause of the predominately sinistral occurrence of thrombosis of the pelvic veins. Angiology, pp. 419–427.
11. McDermott S, Oliveira G, Ergül E, Brazeau N, Wicky S, Oklu R. (2013). May-Thurner syndrome: can it be diagnosed by a single MR venography study?. Diagn Interv Radiol, pp. 44.
12. Messina LM, Sarpa MS, Smith MA, Greenfield LJ (1993). Clinical significance of routine imaging of iliac and calf veins by color flow duplex scanning in patients suspected of having acute lower extremity deep venous thrombosis. Surgery, pp. 921
13. Michael B. Streiff, Giancarlo Agnelli (2016). Guidance for the treatment of deep vein thrombosis and pulmonary embolism. J Thromb Thrombolysis, pp. 32–67.
14. Murphy EH, Davis CM (2009). Symptomatic ileofemoral DVT after onset of oral contraceptive use in women with previously undiagnosed May-Thurner syndrome. J Vasc Surg, pp. 697-703.
15. Oguzkurt L, Ozkan U, Tercan F, Koc Z (2007). Ultrasonographic diagnosis of iliac vein compression (May-Thurner) syndrome. Diag Interv Radiol, pp. 152–155.
16. Thomas W.Wakefield (2009). Treatment algorithm for acute deep venous thrombosis: current guidelines. Handbook of venous disorders, 3rd 2009, pp. 265.