Đặc điểm cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật tăng sinh nội mạc dưới van động mạch chủ cơ học
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tổng quan: Tăng sinh tăng sinh mô xâm lấn dưới van ít gặp sau thay van động mạch chủ. Nghiên cứu nhằm khảo sát đặc điểm cận lâm sàng, tìm yếu tố nguy cơ và đánh giá kết quả dài hạn điều trị phẫu thuật tăng sinh mô xâm lấn dưới vanvan động mạch chủ cơ học.
Phương pháp: hồi cứu các bệnh nhân được chẩn đoán xác định tăng sinh mô xâm lấn dưới van sau thay van động mạch chủ cơ học.
Kết quả: Có 102 bệnh nhân (tuổi trung bình 48, 71 nữ) được mổ lại. Hình ảnh tăng sinh mô xâm lấn dưới van xuất hiện trên siêu âm tim và rối loạn hoạt động van khi soi van gặp trên 90% trường hợp. Yếu tố nguy cơ gồm giới nữ (OR= 2,1, P = 0,01) và thay cả hai van động mạch chủ và hai lá ở lần mổ đầu (OR= 2,98, P = 0,001). Phương thức phẫu thuật bao gồm chỉ cắt tăng sinh mô xâm lấn xuyên van, thay van mới và cắt triệt để tăng sinh mô xâm lấn dưới van, và thay van mới với mở rộng vòng van. Tử vong phẫu thuật 1, blốc nhĩ thất cần đặt máy tạo nhịp 2 trường hợp. Thời gian theo dõi trung bình sau mổ lần sau là 55,3 ± 48,8 tháng, có 5 trường hợp tăng sinh mô xâm lấn dưới van tái phát lần nữa và không có tử vong muộn.
Kết luận: Giới tính nữ, lần mổ trước thay cả hai van là hai yếu tố nguy cơ xuất hiện tăng sinh mô xâm lấn. Siêu âm phối hợp soi van cho chẩn đoán xác định tăng sinh mô xâm lấn. Điều trị phẫu thuật về dài hạn tăng sinh mô xâm lấn cho kết quả tốt. Cắt triệt để mô xâm lấn và thay van mới thay vì cắt mô xâm lấn đơn thuần nhằm tránh tái phát.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
tăng sinh mô xâm lấn, van động mạch chủ, bệnh van hậu thấp, soi van
Tài liệu tham khảo
2. Sakamoto Y, Hashimoto K, Okuyama H, Ishii S, Shingo T, Kagawa H. Prevalence of pannus formation after aortic valve replacement: clinical aspects and surgical management. J Artif Organs 2006; 9:199–202.
3. Teshima H, Hayashida N, Yano H, Nishimi M, Tayama E, Fukunaga S, et al. Obstruction of St Jude Medical valves in the aortic position: Histology and immunohistochemistry of pannus. J Thorac Cardiovasc Surg 2003;126: 401-7.
4. Ozkan M, Gunduz S, Yildız M, and Eksi Duran N. Diagnosis of the prosthetic heart valve pannus formation with real-time three-dimensional transoesophageal echocardiography. Euro J Echocardiograp 2010; 11, E17.doi:10.1093/ ejechocard /jep206.
5. Lancellotti P, Pibarot P, Chambers J, Edvardsen T, Delgado V, Dulgheru R, et al. Recommendations for the imaging assessment of prosthetic heart valves: a report from the European Association of Cardiovascular Imaging Endorsed by the Chinese Society of Echocardiography, the Inter-American Society of Echocardiography, and the Brazilian Department of Cardiovascular Imaging. ESC 2016- Euro Heart J Cardiovascular Imaging doi:10.1093/ ehjci/ jew025.
6. Ellensen VS, Andersen KS, Vitale N, et al. Acute obstruction by pannus in patients with aortic Medtronic-hall valves: 30 years of experience. Ann Thorac Surg 2013; 96:2123-8.
7. Park PW, Park B, Jeong DS, et al. Clinical outcomes of repeat aortic valve replacement for subaortic pannus in the mechanical aortic valve. Circ J. 2018; 82(10):2535-41.
8. Rizzoli G, Guglielmi C, Toscano G, Pistorio V, Vendramin I, Bottio T, et al. Re-operations for acute prosthetic thrombosis and pannus: an assessment of rates, relationship and risk. Eur J Cardiothorac Surg 1999; 16: 74-80.
9. Han K, Yang DH, Shin SY, Kim N et al. Subprosthetic Pannus after Aortic Valve Replacement Surgery: Cardiac CT Findings and Clinical Features. Radiology: September 2015, Volume 276: Number 3