Kết quả phẫu thuật sửa toàn bộ kệnh nhĩ thất toàn phần tại Bệnh viện Tim Hà Nội

Hiền Nguyễn Sinh, Phong Nguyễn Hữu, Vinh Đào Quang, Hùng Nguyễn Đăng, Huy Đinh Xuân, Ngọc Nguyễn Minh, Trọng Đỗ Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: kênh nhĩ thất toàn phần là một bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp. Xu hướng hiện nay là tiến hành phẫu thuật sửa chữa triệt để trong thời gian sớm để tránh những triến triển bệnh lý mạch phổi và suy tim xung huyết. Nghiên cứu này nhằm: nhận xét đặc điểm và đánh giá kết quả phẫu thuật sửa toàn bộ kênh nhĩ thất toàn phần tại Bệnh viện Tim Hà Nội giai đoạn 2017 – 2020.


Đối tượng phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả hồi cứu 62 BN được phẫu thuật sửa toàn bộ kênh nhĩ thất toàn phần tại Bệnh viện Tim Hà Nội từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2020. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS22.


Kết quả: tuổi trung bình tại thời điểm phẫu thuật là 17,56 ± 30,85 tháng, 59,7% có kiểu hình Down. 32,2% dùng kỹ thuật một miếng vá, 6,5% dùng kỹ thuật một miếng vá cải tiến, và 61,3% dùng kỹ thuật hai miếng vá. Biến chứng hay gặp nhất sau mổ là viêm phổi (40,32 %) các biến chứng khác bao gồm: tràn dịch màng tim, màng phổi (14,52 %), Block nhĩ thất độ III (9,67 %), suy thận cấp (6,45 %). 3 trường hợp (4,8%) phải mổ lại sớm, 1 trường hợp tử vong phẫu thuật (1,6%). Tỷ lệ sống sau mổ 1 năm và 5 năm là 96,8%.


Kết luận: kết quả sửa toàn bộ bệnh lý kênh nhĩ thất toàn phần tại Bệnh viện Tim Hà Nội cho thấy kết quả sớm và trung hạn tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Long-term outcomes after surgical repair of complete atrioventricular septal defect | Elsevier Enhanced Reader. doi:10.1016/j.jtcvs.2015.05.011
2. Atz AM, Hawkins JA, Lu M, et al. Surgical management of complete atrioventricular septal defect: Associations with surgical technique, age, and trisomy 21. J Thorac Cardiovasc Surg. 2011;141(6):1371-1379. doi:10.1016/j.jtcvs.2010.08.093
3. Buratto E, Hu T, Lui A, et al. Early repair of complete atrioventricular septal defect has better survival than staged repair after pulmonary artery banding: A propensity score–matched study. J Thorac Cardiovasc Surg. 2021;161(5):1594-1601. doi:10.1016/j.jtcvs.2020.07.106
4. Xie O, Brizard CP, d’Udekem Y, et al. Outcomes of repair of complete atrioventricular septal defect in the current era. Eur J Cardiothorac Surg. 2014;45(4):610-617. doi:10.1093/ejcts/ezt444
5. Schleiger A, Miera O, Peters B, et al. Long-term results after surgical repair of atrioventricular septal defect. Interact Cardiovasc Thorac Surg. 2019;28(5):789-796. doi:10.1093/icvts/ivy334
6. St. Louis JD, Jodhka U, Jacobs JP, et al. Contemporary outcomes of complete atrioventricular septal defect repair: Analysis of the Society of Thoracic Surgeons Congenital Heart Surgery Database. J Thorac Cardiovasc Surg. 2014;148(6):2526-2531. doi:10.1016/j.jtcvs.2014.05.095
7. Repair of complete atrioventricular septal defects in patients weighing less than 5 kg - ScienceDirect. Accessed May 1, 2022. https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0003497503021714
8. Goutallier CS, Buratto E, Schulz A, et al. Repair of complete atrioventricular septal defect between 2 and 3.5 kilograms: Defining the limits of safe repair. J Thorac Cardiovasc Surg. Published online February 25, 2022. doi:10.1016/j.jtcvs.2022.02.031
9. Airaksinen R, Mattila I, Jokinen E, et al. Complete Atrioventricular Septal Defect: Evolution of Results in a Single Center During 50 Years. Ann Thorac Surg. 2019;107(6):1824-1830. doi:10.1016/j.athoracsur.2019.01.020.
10. Wilcox BR, Jones DR, Frantz EG, et al. Anatomically sound, simplified approach to repair of “complete” atrioventricular septal defect. Ann Thorac Surg. 1997;64(2):487-493; discussion 493-494. doi:10.1016/S0003-4975(97)00566-3.