Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng người bệnh sau phẫu thuật thay van hai lá ít xâm lấn tại Viện Tim mạch Bạch Mai
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tổng quan: Phẫu thuật van hai lá ít xâm lấn đã được triển khai tại Đơn vị phẫu thuật tim mạch – Viện Tim Mạch – BV Bạch Mai. Đây là một phẫu thuật khó và phức tạp. Các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng sau phẫu thuật giúp người điều dưỡng xác định được những vấn đề cần chăm sóc người bệnh từ đó góp phần vào thành công của phương pháp phẫu thuật này.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên toàn bộ 36 người bệnh trong thời gian nghiên cứu từ tháng 7 năm 2022 đến tháng 1 năm 2023. Các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng được thu thập bằng bệnh án nghiên cứu. Được nhập liệu bằng phần mềm Epi Data 3.1 và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0.
Kết quả: Một số triệu chứng có tỷ lệ người bệnh gặp ở các ngày 1, 3 và 5 sau mổ cao đó là ho (36,1%-72,2%-36,1%), đánh trống ngực (33,3%-36,1%-36,1%); nôn (27,8%-11,1%-5,6%), rối loạn giấc ngủ (94,4%-36,1%-5,6%), mạch nhanh (41,7%-38,9%-19,4%). Một số triệu chứng có tỷ lệ thấp là lo lắng một chút (22,2%-8,3%-0,0%), phù (5,6%-5,6%-0,0%), thở nhanh (0,0%-5,6%-11,1%), huyết áp thấp (11,1%-16,7%-5,6%), huyết áp cao (5,6%-2,8%-2,8%). Một số triệu chứng không gặp ở người bệnh là chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, chảy máu, thấm dịch vết mổ. Một số kết quả cận lâm sàng bất thường có tỷ lệ cao ở ngày 1 ngày 3 và ngày 5 sau phẫu thuật là: Hồng cầu thấp (27,8%-50,0%-30,6%), HCT thấp (48,5%-66,7%-58,3%), bạch cầu cao (88,9%-69,4%-52,8%), AST (75,0%-52,7%-52,7%), ALT cao (19,4%-16,7%-19,4%). Một số chỉ số xét nghiệm bất thường ít gặp là: kali thấp (2,8%-2,8%-0,0%), creatinin cao (5,6%-2,8%-2,8%), glucose cao (16,7%-8,3%-2,8%), ure cao (11,1%-2,8%-5,6%).
Kết luận: Người bệnh sau phẫu thuật thay van hai lá ít xâm lấn có mức độ đau ở mức trung bình, một số triệu chứng lâm sàng hay gặp như ho, đánh trống ngực, rối loạn giấc nhủ, mạch nhanh. Một số triệu chứng cận lâm sàng hay gặp là bạch cầu cao, hồng cầu thấp, HCT thấp, men gan cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phẫu thuật thay van hai lá ít xâm lấn, triệu chứng lâm sàng, triệu chứng cận lâm sàng
Tài liệu tham khảo
2. Kinsing Ko , Thom L de Kroon , Marco C Post , et al. Minimally invasive mitral valve surgery: a systematic safety analysis. Open Heart 2020 Oct;7(2).
3. Mattia Glauber ,Antonio Miceli , Daniele Canarutto et al.Early and long-term outcomes of minimally invasive mitral valve surgery through right minithoracotomy: a 10 year experience in 1604 patients. J Cardiothorac Surg 2015 Dec 7.
4. Nguyễn Hữu Ước, Phạm Tiến Quân, Nguyễn Thu Ngân, Phạm Quốc Đạt. Kết quả phẫu thuật tim hở ít xâm lấn có nội soi hỗ trợ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Tạp chí Ngoại khoa Việt Nam. 2016;2(66):12-23.
5. Nguyễn Hoàng Định, Võ Tuấn Anh. Phẫu thuật tim ít xâm lấn qua đường mở ngực phải nhỏ với nội soi lồng ngực hỗ trợ: tính khả thi, an toàn và những kinh nghiệm trong triển khai kỹ thuật mới. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh. 2016;20(1):320-323.
6. Nguyễn Thị Hương Trang (2012) Chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật nội soi sửa van hai lá tại Trung tâm Tim Mạch Bệnh Viện E. Tạp chí phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam số 40 – tháng 1/2023. Tr 110-116
7. Liu J, Chen B, Zhang YY, Fang LZ, Xie B, Huang HL, et al. Mitral valve replacement via minimally invassive totally thoracoscopic surgery versus traditional median sternotomy; a propensity score matched comgparative study. Ann Transl Med. 2019 Jul;7 (14); 341
8. Nguyễn Hồng Hạnh (2012), Nghiên cứu biến đổi lâm sàng, huyết động
trước và sau phẫu thuật thay van hai lá bằng van cơ học loại Saint Jude Master, Luận án tiến sĩ, Viện nghiên cứu khoa học y-dƣợc lâm sàng 108.
9. Đặng Hanh Sơn (2010), Nghiên cứu đánh giá kết quả phẫu thuật thay van hai lá bằng van cơ học sorbin tại bệnh viện tim Hà Nội, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân Y
10. Nguyễn Đức Hiền (2007), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật thay van hai lá cơ học ở bệnh nhân hẹp van hai lá, Luận văn bác sĩ nội trú, Đại học Y dược Huế.
11. Đồng Minh Hùng (2015), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật thay van hai lá điều trị bệnh van hai lá có tăng áp lực động mạch phổi nặng. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú ĐH Y Hải Phòng.
12. Lương Mạnh Tường (2019). Thực trạng đau ba ngày đầu sau mổ và yếu tố liên quan của người bệnh phẫu thuật vá thông liên nhĩ nội soi. Đại học Thăng Long, Luận văn thạc sĩ điều dưỡng.
13. Phạm Mạnh Hùng (2006), Nghiên cứu kết quả sớm và trung hạn của nong van hai lá bằng bóng Inoue trong điều trị bệnh van hai lá, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
14. Nguyễn Xuân Thành (2010), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật thay van hai lá có huyết khối nhĩ trái tại bệnh viện Việt Đức, Luận văn thạc sĩ, Đại học Y Hà Nội.
Các bài báo tương tự
- Lê Thị Hằng, Hoàng Ngọc Hải, Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ quy trình an toàn trong phẫu thuật của nhân viên y tế tại Bệnh viện Quân y 6, năm 2022 , Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam: Tập 41
Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.