Đánh giá kết quả phẫu thuật triệt để tứ chứng Fallot tại bệnh viện tim Hà Nội giai đoạn 2011-2015
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
155 bệnh nhân, tuổi trung bình 9,88 (0,41- 54t); tỷ lệ miếng vá xuyên vòng van 38,7%; chênh áp thất phải – động mạch phổi sau mổ 18,87 ±11,60 mmHg; tỷ lệ áp lực tối đa thất phải/thất trái 0,57± 0,16. Biến chứng sau mổ 20,6%. Tỷ lệ mổ lại sớm 2,56%.Tỷ lệ tử vong tại viện 1,29%. Sau mổ 6 tháng (153 bệnh nhân): tỷ lệ mổ lại 0%, tử vong 0%. Sau mổ 3 năm (60 bệnh nhân): mổ lại 0,65%, tử vong 0%; không có sự thay đổi về: chỉ số giãn thất phải, chênh áp thất phải- động mạch phổi, thời gian QRS. Kết quả phẫu thuật triệt để tứ chứng Fallot theo phương pháp không mở thất phải tại Bệnh viện Tim Hà Nội là khả quan với tỷ lệ tử vong thấp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tứ chứng Fallot, sửa triệt để, bệnh tim bẩm sinh.
Tài liệu tham khảo
2. Hudspeth AS, Cordell AR, Johnson FR, (1963), “Transatrial Approach to Total Correction of Tetralogy of Fallot”, Circulation (27), pp.796-800.
3. Karl TR (2008), Tetralogy of Fallot: Current surgical perspective, Annals of Pediatric Cardiology, 1 (2) , pp. 93-100
4. Lê Quang Thứu (2008), Nghiên cứu điều trị phẫu thuật sửa chữa toàn phần bệnh Tứ chứng Fallot, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y.
5. Dyamenahalli U, Mc Crindle BW et al, (2000), “Infuence of Perioperative Factors on Outcomes in Children Younger Than 18 Months After Repair of Tetralogy of Fallot”, Ann Thorac Surg, (69), pp.1236-42.
6. Nakazawa M, Shinohara T, Sasaki A, et al, (2004), “Arrhythmias late after repair of tetralogy of Fallot- a japanese multicenter study”, Circulation ( 68), pp.126 – 130
7. Udekem Y, Ovaert C, Grandjean F, Gerin V,. Cailteux M, Shango-Lody P, Vliers A, Sluysmans T, Robert A, Rubay J (2000), “ Tetralogy of Fallot, Transannular and Right Ventricular Patching Equally Affect Late Functional Status”, Circulation. (102), p.111-116.