Đánh giá điều trị viêm xương ức bằng hệ thống áp lực âm (VAC) tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E

Thủy Nguyễn Trần, Thảo Nguyễn Phương, Thu Nguyễn Thị

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn vết mổ xương ức là một nhiễm khuẩn bệnh viện hay gặp làm tăng tỉ lệ tử vong và là áp lực cho hệ thống y tế. Hiện nay, phương pháp điều trị nhiễm khuẩn vết mổ xương ức bằng hệ thống áp lực âm (VAC) đã và đang trở thành xu thế được khuyến khích sử dụng. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá kết quả của VAC trong điều trị NKVM xương ức tại TTTM - Bệnh viện E.


Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, số liệu được thu thập hồi cứu và tiến cứu


Kết quả: Từ tháng 5 năm 2019 đến tháng 6 năm 2021, chúng tôi nghiên cứu tổng số 9 bệnh nhân bị nhiễm khuẩn vết mổ xương ức được sử dụng hệ thống áp lực âm. Trong đó có 7 nam (77.8 %), 2 nữ (22.2%), độ tuổi trung bình là 53 ±10. Sáu bệnh nhân được điều trị thành công với vết thương lành hoàn toàn (66.7%). Thời gian sử dụng VAC ngắn nhất là 11 ngày, dài nhất là 102 ngày, thời gian trung bình sử dụng VAC là 53.1 ngày.


Kết luận: VAC là lựa chọn an toàn, đáng tin cậy điều trị nhiễm khuẩn vết mổ xương ức trong phẫu thuật tim. Phương pháp điều trị nhiễm khuẩn vết mổ xương ức bằng hệ thống áp lực âm nên được áp dụng trong điều trị vết thương sâu, nhiễm trùng rộng để tránh các yếu tố rủi ro.[1]

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Loop FD Lytle BW, Cosgrove DM, et al. Sternal wound complications after isolated coronary artery by-pass grafting: early and late mortality, morbidity and cost of care. Ann Thorac Surg 1990;49:179-87
2. De Feo M, Renzulli A, Ismeno G, et al. Variables predicting adverse outcome in patient with deep sternal wound infection. Ann Thorac Surg 2001;71:324-31
3. Francel TJ, Kouchoukos NT. A rational approach to wound difficulties after sternotomy: reconstruction and long-term results. Ann Thorac Surg 2001;72: 1419-29.
4. Morykwas MJ, Argenta LC, Shelton-Brown EI, McGuirt W. Vacuum assisted closure: a new method for wound control and treatment: animal studies and basic foundation. Ann Plast Surg 1997;38:553-62
5. Argenta LC, Morykwas MJ. Vacuum assisted closure. A new method for wound control and treatment: clinical experience. Ann Plast Surg 1997;38: 563-77
6. Okonta KE, Anbarasu M, Agarwal V, Jamesraj J, Kurian M, et al Sternal wound infection following open heart surgery: appraisal of incidence, risk factors, changing bacteriologic pattern and treatment outcome, Indian J Thorac Cardiovasc Surg 2011;27: 28-32
7. Strategic management of deep sternal wound infection using Vacuum Assisted Closure system
8. Domkowski PW, Smith ML, Gonyon DK Jr, et al. Evaluation of vacuum assisted closure in the treatment of post sternotomy mediastinitis. J Thorac Cardiovasc Surg 2003;126:386-90
Aydin C, Basel H, Kara I, Ay Y, Songur M, Ynartas M. Role of negative pressure wound therapy in deep sternal wound infection after open heart surgery. Kosuyolu Kalp Derg 2013;16: 115-119.