Kết quả sớm và trung hạn phẫu thuật điều trị bệnh van hai lá tại Bệnh viện Thành phố Thủ Đức

Phạm Văn Sỹ, Vũ Trí Thanh1, Nguyễn Hoàng Định2,3,
1 BV TP Thủ Đức
2 Trường Đại học Y Dược TP. HCM
3 Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm và trung hạn phẫu thuật điều trị bệnh van hai lá tại bệnh viện Thành phố Thủ Đức.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả loạt ca các bệnh nhân được phẫu thuật điều trị bệnh van hai lá tại bệnh viện Thành phố Thủ Đức từ tháng 12/2017 đến tháng 06/2022.


Kết quả: Có 55 bệnh nhân được phẫu thuật van hai lá với 65% thay van và 35% sửa van. Tuổi trung bình là 46,9 ± 13,4, nữ giới chiếm 65%. Thời gian chạy máy tuần hoàn ngoài cơ thể và kẹp động mạch chủ trung bình lần lượt là 106,1 ± 23,9 phút và 69,5 ± 16,0 phút. Thời gian thở máy, nằm hồi sức và nằm hậu phẫu có trung vị lần lượt là 14 giờ (7-19), 29 giờ (26-47), 14 ngày (17-27). Kết quả sớm: Tỷ lệ không hở cạnh van là 97,2% đối với thay van và tỷ lệ không hở hoặc hở nhẹ là 94,7% đối với sửa van. Không có trường hợp tử vong trong 30 ngày đầu sau mổ. Kết quả trung hạn: Thời gian theo dõi trung hạn trung bình là 42,4 ± 18,8 tháng. Tỷ lệ tử vong trung hạn là 9,1%, tỷ lệ sống còn tại thời điểm 2 năm và 5 năm theo Kaplan-Meier lần lượt là 96,2% và 80,4%. Tỷ lệ phẫu thuật lại van hai lá là 1,8%.


Kết luận: Phẫu thuật điều trị bệnh van hai lá tại bệnh viện Thành phố Thủ Đức được thực hiện an toàn và hiệu quả dựa trên kết quả sớm và trung hạn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hội Tim Mạch Học Việt Nam. Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa. 2010.
2. Nguyễn Văn Nghĩa. Đánh giá kết quả trung hạn sửa van hai lá sử dụng dây chằng nhân tạo. Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam. 2020;30:110-115.
3. Nguyễn Ngọc Trung. Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật sửa van hai lá tại Bệnh viện Quân y 103. Tạp chí Y Dược học Quân sự số 4. 2021;
4. Đoàn Quốc Hưng, Nguyễn Quốc Hưng, Trần Trọng Kiểm. Kết quả phẫu thuật thay van hai lá do hẹp bằng van nhân tạo cơ học ats tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021;503(2)
5. Nguyễn Văn Thịnh, Vũ Ngọc Tú, Nguyễn Anh Huy. Kết quả thay van hai lá tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022;521(1)
6. Daneshmand MA, Milano CA, Rankin JS, et al. Mitral valve repair for degenerative disease: a 20-year experience. The Annals of Thoracic Surgery. 2009;88(6):1828-1837.
7. Davierwala PM, Seeburger J, Pfannmueller B, et al. Minimally invasive mitral valve surgery:“The Leipzig experience”. Annals of cardiothoracic surgery. 2013;2(6):744-750.
8. McClure RS, Athanasopoulos LV, McGurk S, Davidson MJ, Couper GS, Cohn LH. One thousand minimally invasive mitral valve operations: early outcomes, late outcomes, and echocardiographic follow-up. The Journal of thoracic and cardiovascular surgery. 2013;145(5):1199-1206.
9. Nguyễn Tiến Hậu, Nguyễn Bảo Tịnh. Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật sửa van hai lá trong điều trị hở van hai lá do thoái hóa van tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y học Việt Nam. 2024;535(2)
10. Pasrija C, Tran D, Ghoreishi M, et al. Degenerative mitral valve repair simplified: an evolution to universal artificial cordal repair. The Annals of thoracic surgery. 2020;110(2):464-473.
11. Kaneko T, Aranki S, Javed Q, et al. Mechanical versus bioprosthetic mitral valve replacement in patients< 65 years old. The Journal of thoracic and cardiovascular surgery. 2014;147(1):117-126.
12. Costa FDAd, Colatusso DdFF, Martin GLdS, et al. Long-term results of mitral valve repair. Brazilian Journal of Cardiovascular Surgery. 2018;33:23-31.