Phẫu thuật ít xâm lấn thay van động mạch phổi qua đường mở ngực trái cho bệnh nhân đã mở xương ức: Cách tiến hành kỹ thuật

Đỗ Anh Tiến1,2, , Nguyễn Trần Thủy1,2
1 Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN
2 Bệnh viện E

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: mô tả kỹ thuật thay van động mạch phổi ít xâm lấn qua đường mở ngực trái cho bệnh nhân đã mở xương ức.


Tóm tắt: phẫu thuật ít xâm lấn trong điều trị bệnh tim bẩm sinh đang được áp dụng rộng rãi với những ưu điểm vượt trội so với phẫu thuật mổ mở kinh điển. Phẫu thuật ít xâm lấn không những áp dụng cho bệnh nhân tim bẩm sinh được phẫu thuật lần đầu mà đang dần áp dụng cho cả những bệnh nhân đã được phẫu thuật kinh điển (mở xương ức). Chúng tôi mô tả kỹ thuật thay van động mạch phổi ít xâm lấn qua đường mở ngực trái cho bệnh nhân đã được mổ xương ức.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả. Từ tháng 1 năm 2023 đến tháng 11 năm 2024 có 23 bệnh nhân có tiền sử mổ đường giữa xương ức được tiến hành phẫu thuật thay van động mạch phổi được chia làm 2 nhóm. Nhóm I gồm 13 bệnh nhân mổ lại xương ức; nhóm II gồm 10 bệnh nhân phẫu thuật ít xâm lấn qua ngực trái. Tuổi trung bình: 9,6 tuổi (7 – 14 tuổi). Cân nặng trung bình 24,8 (20 – 31 kg).


Kết quả: không có bệnh nhân tử vong. Nhóm I có thời gian chạy máy là 72 phút, thời gian cặp động mạch chủ trung bình 48 phút. Nhóm II bệnh nhân đều được thiết lập tuần hoàn ngoài cơ thể ngoại vi, không cặp động mạch chủ. Không có bệnh nhân phải chuyển mở xương ức. Thời gian thở máy trung bình của nhóm I là 8,4 giờ, nhóm II là 1,2 giờ. Thời gian nằm viện của nhóm I trung bình 12,7 ngày, của nhóm II là 7,4 ngày . Siêu âm sau mổ van động mạch phổi hoạt động tốt, không hẹp và hở van động mạch phổi.


Kết luận: phẫu thuật thay van động mạch phổi ít xâm lấn qua ngực trái cho bệnh nhân đã phẫu thuật đường giữa xương ức có thể tiến hành được với kết quả bước đầu tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Book, W.M., B. Kogon, and M.E. McConnell, Letter by Book et al regarding article, "pulmonary valve replacement in tetralogy of Fallot: impact on survival and ventricular tachycardia". Circulation, 2009. 120(10): p. e79; author reply e80.
2. Harrild, D.M., et al., Pulmonary valve replacement in tetralogy of Fallot: impact on survival and ventricular tachycardia. Circulation, 2009. 119(3): p. 445-51.
3. Discigil, B., et al., Late pulmonary valve replacement after repair of tetralogy of Fallot. J Thorac Cardiovasc Surg, 2001. 121(2): p. 344-51.
4. Frigiola, A., et al., Biventricular response after pulmonary valve replacement for right ventricular outflow tract dysfunction: is age a predictor of outcome? Circulation, 2008. 118(14 Suppl): p. S182-90.
5. Therrien, J., et al., Impact of pulmonary valve replacement on arrhythmia propensity late after repair of tetralogy of Fallot. Circulation, 2001. 103(20): p. 2489-94.
6. Helbing, W.A., et al., Right ventricular diastolic function in children with pulmonary regurgitation after repair of tetralogy of Fallot: volumetric evaluation by magnetic resonance velocity mapping. J Am Coll Cardiol, 1996. 28(7): p. 1827-35.
7. Tweddell, J.S., et al., Timing and technique of pulmonary valve replacement in the patient with tetralogy of Fallot. Semin Thorac Cardiovasc Surg Pediatr Card Surg Annu, 2012. 15(1): p. 27-33.
8. Said, S.M., Minimally invasive pulmonary valve replacement via left anterior minithoracotomy. JTCVS Tech, 2021. 6: p. 127-129.