Kết quả sớm phẫu thuật ít xâm lấn tạo hình một lá van động mạch phổi bằng conduit Contegra điều trị bệnh tứ chứng Fallot

Đỗ Anh Tiến1,2, , Nguyễn Trần Thủy1,3
1 Bệnh viện E
2 Trường Đại học Y dược - ĐHQGHN
3 Trường Đại học Y dược, ĐHQGHN

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: đánh giá kết quả sớm phẫu thuật ít xâm lấn tạo hình một lá van động mạch phổi điều trị bệnh tứ chứng Fallot có hẹp nặng vòng van động mạch phổi.


Tóm tắt: Bệnh tứ chứng Fallot (Fallot 4) là bệnh tim bẩm sinh có tím thường gặp nhất, chiếm khoảng 3,5% tổng số bệnh tim bẩm sinh. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sau mổ là mức độ hẹp, hở của van động mạch phổi sau phẫu thuật sửa toàn bộ. Với những bệnh nhân Fallot 4 có hẹp nặng vòng van động mạch phổi, cần mở rộng vòng van động mạch phổi và tạo hình một lá van động mạch phổi (monocusp), có nhiều kĩ thuật để tạo monocusp. Để đánh giá kết quả tạo monocusp bằng conduit Contegra, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu, mô tả. Từ tháng 5/2024 – tháng 11/2024, có 15 bệnh nhân Fallot 4, được sửa toàn bộ, tạo monocusp bằng conduit contegra ít xâm lấn qua đường nách phải. 10 bệnh nhân nam, 5 bệnh nhân nữ. Tuổi trung bình: 6,85 tháng (4 - 24 tháng), cân nặng trung bình 6,5 kg (4,5 – 10 kg). Điểm z vòng van động mạch phổi trên siêu âm doppler tim trung bình – 2,8 ( - 2 đến - 4). Kết quả: tất cả bệnh nhân được phẫu thuật sửa toàn bộ ít xâm lấn qua nách phải. Thời gian chạy máy tim phổi nhân tạo: 81± 14,6 phút, thời gian cặp động mạch chủ: 58 ± 7,5 phút. Kích thước conduit là sô 12, 14. Thời gian nằm viện trung bình 7,8 ngày. Siêu âm trước khi ra viện: tất cả bệnh nhân không có hẹp đường ra thất phải; 12 bệnh nhân không hở van động mạch phổi, 3 bệnh nhân có hở nhẹ. Khám lại sau mổ 1 tháng. Van động mạch phổi hoạt động tốt, có 2 bệnh nhân hở nhẹ, 13 bệnh nhân không có hở van động mạch phổi.


Kết luận: phẫu thuật tạo monocusp van động mạch phổi bằng conduit contegra ít xâm lấn qua nách phải điều trị bệnh Fallot có thể thực hiện được với kết quả sớm tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sarris, G.E., et al., Results of reparative surgery for tetralogy of Fallot: data from the European Association for Cardio-Thoracic Surgery Congenital Database. Eur J Cardiothorac Surg, 2012. 42(5): p. 766-74; discussion 774.
2. Nollert, G., et al., Long-term survival in patients with repair of tetralogy of Fallot: 36-year follow-up of 490 survivors of the first year after surgical repair. J Am Coll Cardiol, 1997. 30(5): p. 1374-83.
3. Anagnostopoulos, P., et al., Pulmonary valve cusp augmentation with autologous pericardium may improve early outcome for tetralogy of Fallot. J Thorac Cardiovasc Surg, 2007. 133(3): p. 640-7.
4. Turrentine, M.W., et al., Polytetrafluoroethylene monocusp valve technique for right ventricular outflow tract reconstruction. Ann Thorac Surg, 2002. 74(6): p. 2202-5.
5. Chiappini, B., C. Barrea, and J. Rubay, Right ventricular outflow tract reconstruction with contegra monocuspid transannular patch in tetralogy of Fallot. Ann Thorac Surg, 2007. 83(1): p. 185-7.
6. Abraham, K.A., et al., Tetralogy of Fallot in adults. A report on 147 patients. Am J Med, 1979. 66(5): p. 811-6.
7. Horer, J., Right Axillary Thoracotomy in Congenital Cardiac Surgery: Why, for Whom, and How? Ann Thorac Surg, 2021. 112(6): p. 2053-2054.
8. An, G., et al., Early and mid-term outcomes of total repair of tetralogy of Fallot through a right subaxillary thoracotomy. Eur J Cardiothorac Surg, 2020. 58(5): p. 969-974.
9. Gundry, S.R., Pericardial and synthetic monocusp valves: Indication and results. Semin Thorac Cardiovasc Surg Pediatr Card Surg Annu, 1999. 2: p. 77-82.
10. Kumar, M., et al., Right Ventricular Outflow Tract Reconstruction With a Polytetrafluoroethylene Monocusp Valve: A 20-Year Experience. Semin Thorac Cardiovasc Surg, 2016. 28(2): p. 463-470.
11. Vogt, P.R., et al., Cryopreserved homograft monocusp valves for reconstruction of the right ventricular outflow tract. J Thorac Cardiovasc Surg, 1997. 113(2): p. 423.
12. Eguchi, S., T. Irisawa, and K. Asano, Use of valve-retaining homograft and heterograft patch for reconstruction of right ventricular outflow tract. Clinical experience in tetralogy of Fallot. Ann Thorac Surg, 1972. 14(6): p. 615-25.
13. Nath, D.S., et al., Pulmonary homograft monocusp reconstruction of the right ventricular outflow tract: outcomes to the intermediate term. Ann Thorac Surg, 2010. 90(1): p. 42-9.
14. Turrentine, M.W., et al., PTFE monocusp valve reconstruction of the right ventricular outflow tract. Ann Thorac Surg, 2002. 73(3): p. 871-9; discussion 879-80.
15. Di Pasquale, L., et al., Transannular bovine jugular vein monocusp for the reconstruction of severe right ventricular outflow tract obstruction. JTCVS Tech, 2023. 19: p. 109-118.