Phẫu thuật nội soi toàn bộ thay van động mạch chủ: Kết quả ban đầu tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Phạm Trần Việt Chương1, Vương Ngọc Minh2, Hồ Đức Thắng2, Nguyễn Hoàng Định3,4,
1 University Medical Center Ho Chi Minh City
2 University Medical Center HCMC
3 Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
4 Đại học Y Dược TP. HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phẫu thuật tim ít xâm lấn giúp giảm đau, giảm truyền máu, không những giảm thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị mà còn tăng tính thẩm mỹ, giảm thời gian phục hồi sau phẫu thuật. Với phẫu thuật tim nội soi toàn bộ là một bước tiến lớn trong phẫu thuật tim, chuyển từ nội soi hỗ trợ sang phẫu thuật hoàn toàn dưới màn hình nội soi. Nhiều trung tâm trên thế giới đã thực hiện thành công phẫu thuật nội soi thay van động mạch chủ (TEAVR) như một phương pháp điều trị tiêu chuẩn bên cạnh thay van động mạch chủ qua da trong điều trị bệnh lý van động mạch chủ.


Mục tiêu: Báo cáo kỹ thuật và kết quả sớm của 7 trường hợp được thay van động mạch chủ nội soi tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả loạt ca qua 7 trường hợp lâm sàng thay van ĐMC nội soi tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 3/2024 đến 5/2024.


Kết quả: 7 bệnh nhân được thay van động mạch chủ thành công. Thời gian sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể (THNCT) và thời gian kẹp ĐMC lần lượt là 198,1 ± 50,8 phút và 134,0 ± 27,2 phút. Không có trường hợp nào phải chuyển mổ hở. Không có trường hợp nào phải mổ lại hay tử vong trong thời gian nằm viện. Không trường hợp nào có biến chứng tại vết mổ hay tại bó mạch đùi. Tất cả bệnh nhân đều ghi nhận kết quả điều trị tốt ở thời điểm xuất viện và tái khám sau 6 tháng..


Kết luận: Phẫu thuật thay van động mạch chủ nội soi toàn bộ là khả thi và an toàn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Otto, C.M., et al., 2020 ACC/AHA guideline for the management of patients with valvular heart disease: a report of the American College of Cardiology/American Heart Association Joint Committee on Clinical Practice Guidelines. Journal of the American College of Cardiology, 2021. 77(4): p. e25-e197.
2. Cosgrove, D.M. and J.F. Sabik, Minimally invasive approach for aortic valve operations. The Annals of thoracic surgery, 1996. 62(2): p. 596-597.
3. Benetti, F.J., et al., Minimally invasive aortic valve replacement. The Journal of thoracic and cardiovascular surgery, 1997. 113(4): p. 806-807.
4. Vola, M., et al., First human totally endoscopic aortic valve replacement: an early report. The Journal of thoracic and cardiovascular surgery, 2014. 147(3): p. 1091-1093.
5. Pitsis, A., H. Boudoulas, and K.D. Boudoulas, Operative steps of totally endoscopic aortic valve replacement. Interactive cardiovascular and thoracic surgery, 2020. 31(3): p. 424-424.
6. Yilmaz, A., et al., A totally endoscopic approach for aortic valve surgery. European Journal of Cardio-Thoracic Surgery, 2022. 62(6): p. ezac467.
7. Nguyen, H.C. and D.T. Pham, Totally 3D endoscopic aortic valve replacement: initial results and experience from a single center. Frontiers in Cardiovascular Medicine, 2024. 11: p. 1468452.
8. Vola, M., et al., Total endoscopic sutureless aortic valve replacement: rationale, development, perspectives. Annals of cardiothoracic surgery, 2015. 4(2): p. 170.
9. Tokoro, M., et al., Totally endoscopic aortic valve replacement via an anterolateral approach using a standard prosthesis. Interactive CardioVascular and Thoracic Surgery, 2020. 30(3): p. 424-430.
10. Jovanovic, M., et al., Economic Justification Analysis of Minimally Invasive versus Conventional Aortic Valve Replacement. International Journal of Environmental Research and Public Health, 2023. 20(3): p. 2553.
11. Awad, A.K., et al., Minimally invasive, surgical, and transcatheter aortic valve replacement: A network meta-analysis. Journal of Cardiology, 2024. 83(3): p. 177-183.
12. Vahl, T.P., et al., Transcatheter aortic valve implantation in patients with high-risk symptomatic native aortic regurgitation (ALIGN-AR): a prospective, multicentre, single-arm study. The Lancet, 2024. 403(10435): p. 1451-1459.
13. Vahanian, A., et al., ESC/EACTS 2021 Guidelines on the diagnosis and treatment of valvulopathies. REVISTA ESPANOLA DE CARDIOLOGIA, 2022. 75(6).