Yếu tố tiên lượng của thất bại với tuần hoàn fontan giai đoạn sớm: kết quả sau 8 năm triển khai phẫu thuật fontan

Dai Tran Dac, Thanh Le Ngoc , Van Dang Thi Hai , Tien Do Anh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: nghiên cứu đươc tiến hành nhằm đánh giá kết quả sau phẫu thuật Fontan ở nhóm bệnh nhân tim sinh lý 1 thất, xác định tỉ lệ thất bại với tuần hoàn Fontan ở giai đoạn sớm (early Fontan failure- EFF) và sơ bộ khảo sát các yếu tố nguy cơ trên nhóm bệnh nhân này. Đối tượng và phương pháp: tổng số 145 bệnh nhân đã được tiến hành phẫu thuật Fontan tại Trung tâm tim mạch- Bệnh viện E trong giai đoạn từ tháng 8/2012 đến 12/2019. Kết quả sau mổ được tập trung nghiên cứu và phân tích là tình trạng thất bại với tuần hoàn Fontan ở giai đoạn sớm (EFF). Kết quả: tỷ lệ gặp EFF trong nghiên cứu là 9,66% (14 trường hợp, trong đó có 13 trường hợp tử vong và 1 trường hợp chấm dứt tuần hoàn Fontan). Phân tích đơn biến với các biến số trước mổ chỉ ra một số yếu tố nguy cơ liên quan với EFF bao gồm: thể bệnh giải phẫu thông sàn nhĩ thất thể không cân xứng, bất thường đảo ngược phủ tạng, tình trạng hở van nhĩ thất từ trước mổ, tuần hoàn bàng hệ chủ- phổi lớn phát hiện trên siêu âm, tình trạng tăng áp lực động mạch phổi và tăng sức cản hệ mạch máu phổi trước mổ. Phân tích đơn biến với các yếu tố trong quá trình phẫu thuật có liên quan với EFF bao gồm: tiến hành tạo hình động mạch phổi hoặc sửa van nhĩ thất cùng thời điểm phẫu thuật Fontan, tăng áp lực động mạch phổi, và tình trạng chảy máu trong mổ. Dấu hiệu phù ngay sau mổ cũng có liên quan chặt chẽ với EFF. Tổng số 22 yếu tố nguy cơ được tiến hành khảo sát và phân tích đa biến, xác định được 3 yếu tố độc lập thực sự làm gia tăng nguy cơ EFF sau mổ: tăng áp lực động mạch phổi trước mổ (OR: 1.84, 95%CI: 1.12 – 3.00, p=0.016), tiến hành sửa van nhĩ thất cùng thời điểm phẫu thuật Fontan (OR: 65.85, 95%CI: 1.95–2228.14, p=0.020), và tình trạng tăng áp lực động mạch phổi ngay sau mổ (OR: 1.66, 95%CI: 1.19–2.33, p=0.004). Kết luận: trong nghiên cứu này, tỉ lệ EFF sau phẫu thuật Fontan còn tương đối cao, và là nguyên nhân chính của tỉ lệ tử vong sau mổ. Tình trạng tăng áp lực động mạch phổi trước và ngay sau mổ, cùng với tiến hành sửa van nhĩ thất cùng thời điểm phẫu thuật Fontan là các yếu tố nguy cơ độc lập liên quan đến EFF sau mổ. 1


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cetta, F., et al., Improved early morbidity and mortality after Fontan operation: the Mayo Clinic experience, 1987 to 1992. Journal of the American College of Cardiology, 1996. 28(2): p. 480-486.
2. Mayer Jr, J.E., et al., Factors associated with marked reduction in mortality for Fontan operations in patients with single ventricle. The Journal of thoracic and cardiovascular surgery, 1992. 103(3): p. 444-452.
3. Knott-Craig, C.J., et al., The modified Fontan operation: an analysis of risk factors for early postoperative death or takedown in 702 consecutive patients from one institution. The Journal of thoracic and cardiovascular surgery, 1995. 109(6): p. 1237-1243.
4. Gentles, T.L., et al., Fontan operation in five hundred consecutive patients: factors influencing early and late outcome. The Journal of thoracic and cardiovascular surgery, 1997. 114(3): p. 376-391.
5. Hosein, R.B., et al., Factors influencing early and late outcome following the Fontan procedure in the current era. The ‘Two Commandments’? European journal of cardiothoracic surgery, 2007. 31(3): p. 344-353.
6. Stewart, R.D., et al., Contemporary Fontan operation: association between early outcome and type of cavopulmonary connection. The Annals of thoracic surgery, 2012. 93(4): p. 1254-1261.
7. Tweddell, J.S., et al., Fontan palliation in the modern era: factors impacting mortality and morbidity. The Annals of thoracic surgery, 2009. 88(4): p. 1291-1299.
8. Hirsch, J.C., et al., Fontan operation in the current era: a 15-year single institution experience. Annals of surgery, 2008. 248(3): p. 402-410.
9. Hirsch, J., et al., The lateral tunnel Fontan procedure for hypoplastic left heart syndrome: results of 100 consecutive patients. Pediatric cardiology, 2007. 28(6): p. 426-432.
10. Hasaniya, N.W., et al., In situ pericardial extracardiac lateral tunnel Fontan operation: fifteen-year experience. The Journal of thoracic and cardiovascular surgery, 2010. 140(5): p. 1076-1083.
11. Petrossian, E., et al., The extracardiac conduit Fontan operation using minimal approach extracorporeal circulation: early and midterm outcomes. The Journal of thoracic and cardiovascular surgery, 2006. 132(5): p. 1054-1063.
12. Ovroutski, S., et al., Analysis of the risk factors for early failure after extracardiac Fontan operation. The Annals of thoracic surgery, 2013. 95(4): p. 1409-1416.
13. O'Brien Jr, J.E., et al., The nonfenestrated extracardiac Fontan procedure: a cohort of 145 patients. The Annals of thoracic surgery, 2010. 89(6): p. 1815-1820.
14. Iyengar, A.J., et al., The option of taking down the Fontan circulation: the Melbourne experience. Journal of thoracic and cardiovascular surgery (Print), 2010. 139(5): p. 1346-1348.
15. d’Udekem, Y., et al., The Fontan procedure: contemporary techniques have improved long-term outcomes. Circulation, 2007. 116(11_supplement): p. I-157-I-164.
16. Almond, C.S., et al., Outcome after Fontan failure and takedown to an intermediate palliative circulation. The Annals of thoracic surgery, 2007. 84(3): p. 880-887.
17. Rogers, L.S., et al., 18 years of the Fontan operation at a single institution: results from 771 consecutive patients. J Am Coll Cardiol, 2012. 60(11): p. 1018-25.
18. Giannico, S., et al., Clinical outcome of 193 extracardiac Fontan patients: the first 15 years. Journal of the American College of Cardiology, 2006. 47(10): p. 2065-2073.
19. Meyer, D.B., et al., Outcomes of the Fontan procedure using cardiopulmonary bypass with aortic cross-clamping. The Annals of thoracic surgery, 2006. 82(5): p. 1611-1620.
20. Bautista-Hernandez, V., et al., Right ventricle and tricuspid valve function at midterm after the Fontan operation for hypoplastic left heart syndrome: impact of shunt type. Pediatric cardiology, 2011. 32(2): p. 160-166.
21. Robbers-Visser, D., et al., Results of staged total cavopulmonary connection for functionally univentricular hearts; comparison of intra-atrial lateral tunnel and extracardiac conduit. European journal of cardio-thoracic surgery, 2010. 37(4): p. 934-941.
22. Đỗ Anh Tiến, Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật Fontan với ống nối ngoài tim điều trị tim bẩm sinh dạng một tâm thất tại Trung tâm tim mạch - Bệnh viện E. 2017, Đại học Y Hà Nội.
23. Rochelson, E., et al. Identification of risk factors for early Fontan failure. in Seminars in Thoracic and Cardiovascular Surgery. 2020. Elsevier.
24. Murphy, M.O., et al., Management of early Fontan failure: a single-institution experience. European Journal of Cardio-Thoracic Surgery, 2014. 46(3): p. 458-464.
25. Azakie, A., et al., Extracardiac conduit versus lateral tunnel cavopulmonary connections at a single institution: impact on outcomes. The Journal of thoracic and cardiovascular surgery, 2001. 122(6): p. 1219-1228.
26. Pundi, K.N., et al., 40-year follow-up after the Fontan operation: long-term outcomes of 1,052 patients. Journal of the American College of Cardiology, 2015. 66(15): p. 1700-1710.
27. d'Udekem, Y., et al., Predictors of survival after single-ventricle palliation: the impact of right ventricular dominance. Journal of the American College of Cardiology, 2012. 59(13): p. 1178-1185.
28. Diller, G.-P., et al., Predictors of morbidity and mortality in contemporary Fontan patients: results from a multicenter study including cardiopulmonary exercise testing in 321 patients. European heart journal, 2010. 31(24): p. 3073-3083.
29. Giglia, T.M. and T. Humpl, Preoperative pulmonary hemodynamics and assessment of operability: is there a pulmonary vascular resistance that precludes cardiac operation? Pediatric Critical Care Medicine, 2010. 11: p. S57-S69.
30. Chowdhury, U.K., et al., Surgical outcome of staged univentricular-type repairs for patients with univentricular physiology and pulmonary hypertension. Indian Heart Journal, 2004. 56(4): p. 320-327.
31. Kaza, A.K., et al., Pulmonary vascular remodelling after heart transplantation in patients with cavopulmonary connection. European Journal of Cardio-Thoracic Surgery, 2015. 47(3): p. 505-510.
32. Ridderbos, F.-J.S., et al., Adverse pulmonary vascular remodeling in the Fontan circulation. The Journal of Heart and Lung Transplantation, 2015. 34(3): p. 404-413.
33. King, G., et al., Atrioventricular valve failure in Fontan palliation. Journal of the American College of Cardiology, 2019. 73(7): p. 810-822. 34. Schilling, C., et al., The Fontan epidemic: population projections from the Australia and New Zealand Fontan registry. International journal of cardiology, 2016. 219: p. 14-19.