Bệnh nhân Covid-19 ngừng tuần hoàn được điều trị thành công tại bệnh viện đa khoa Sa Đéc: Nhân một trường hợp và nhìn lại Y văn

Quân Nguyễn Đình , Thuyên Nguyễn Đình, Thủy Nguyễn Trần , Kiên Hoàng Trung , Nga Vũ Phương, Phi Phạm Đình, Huynh Nguyễn Văn , Mạnh Lê Văn , Thắng Trần Đình , An Nguyễn Ngọc, Tùng Kim Anh, Tùng Trần Thanh, Tuấn Lê Trọng , Bằng Nguyễn Công, Nguyên Phan Thảo

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thở oxy dòng cao qua mũi (HFNC) làm giảm nhu cầu đặt nội khí quản (NKQ) ở bệnh nhân suy hô hấp do COVID-19. Ngược lại trì hoãn đặt NKQ có thể dẫn tới kết cục xấu. Ngừng tuần hoàn nội viện xuất hiện trong đại dịch COVID-19 thường xuyên, chiếm 14%. Ngừng tuần hoàn có khả năng đe dọa tính mạng và liên quan đến rối loạn chức năng tim và dẫn tới tử vong. Chỉ 12% bệnh nhân được hồi sinh tim phổi sống sót ra viện và chỉ 7% bệnh nhân sống sót sau khi xuất viện với tình trạng thần kinh bình thường hoặc giảm nhẹ.1


Phương pháp: Mô tả hồi cứu trường hợp lâm sàng về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, xử trí, kết quả và nhìn lại y văn.


Trường hợp: Ca bệnh đầu tiên chúng tôi mô tả ở một bệnh nhân nữ 62 tuổi bị COVID-19 mức độ nguy kịch. Bệnh nhân được thở HFNC thất bại vào ngày thứ 9 sau đó được đặt NKQ thở máy, bệnh nhân xuất hiện ngừng tuần hoàn nội viện sau đặt NKQ 45 phút. Nguyên nhân gây ngừng tuần hoàn có thể là do toan hô hấp cấp tính, tổn thương cơ tim cấp (nhồi máu cơ tim hoặc viêm cơ tim cấp) và hậu quả của cơn bão Cytokine. Bệnh nhân được cấp cứu ngừng tuần hoàn bởi các bác sĩ hồi sức cấp cứu. Tuần hoàn tự nhiên được tái lập sau 5 phút. Bệnh nhân được an thần, thở máy xâm nhập. Bệnh nhân được rút nội khí quản sau 6 ngày và xuất viện vào ngày thứ 35 với tình trạng thần kinh bình thường.


Kết luận: Việc trì hoãn đặt NKQ ở bệnh nhân thở HFNC có thể dẫn tới kết cục xấu. Khi xảy ra ngừng tuần hoàn, cấp cứu đúng quy trình bởi các bác sĩ có kinh nghiệm giúp tăng khả năng tái lập tuần hoàn tự nhiên và giảm tỷ lệ biến chứng thần kinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hayek SS, Brenner SK, Azam TU, et al. In-hospital cardiac arrest in critically ill patients with covid-19: multicenter cohort study. BMJ. 2020;371:m3513. Accessed September 10, 2021. https://www.bmj.com/content/371/bmj.m3513
2. Mellado-Artigas R, Mujica LE, Ruiz MLMNM, et al. Predictors of failure with high-flow nasal oxygen therapy in COVID-19 patients with acute respiratory failure: a multicenter observational study. 2021;9(1):1-9. Accessed September 12, 2021. https://jintensivecare.biomedcentral.com/articles/10.1186/s40560-021-00538-8
3. Fernández R, Molina FJG de, Batlle M, et al. Non-invasive ventilatory support in patients with COVID-19 pneumonia: A Spanish multicenter registry. Med Intensiva. 2021;45(5):315. doi:10.1016/J.MEDINE.2021.04.005
4. Recommendations for national SARS-CoV-2 testing strategies and diagnostic capacities. Accessed September 11, 2021. https://www.who.int/publications/i/item/WHO-2019-nCoV-lab-testing-2021.1-eng
5. Wang M, Talon A, Saririan M. COVID-19 cardiac arrest due to Prinzmetal’s angina in a previously normal heart. Clin Case Reports. 2021;9(6):e04205. doi:10.1002/CCR3.4205
6. King CS, Sahjwani D, Brown AW, et al. Outcomes of mechanically ventilated patients with COVID-19 associated respiratory failure. PLoS One. 2020;15(11 November). doi:10.1371/JOURNAL.PONE.0242651
7. Merchant RM, Topjian AA, Panchal AR, et al. Part 1: Executive summary: 2020 american heart association guidelines for cardiopulmonary resuscitation and emergency cardiovascular care. Circulation. 2020;142. doi:10.1161/CIR.0000000000000918