Nhận xét kết quả thay van hai lá và động mạch chủ cơ học ở trẻ em tại Bệnh viện Tim Hà Nội

Vinh Đào Quang, Hiền Nguyễn Sinh, Tuấn Tạ Hoàng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Đánh giá kết quả phẫu thuật thay van hai lá và động mạch chủ cơ học ở trẻ em tại bệnh viện Tim Hà Nội từ  năm 2004 đến T6-2019.


Phương pháp: Mô tả hồi cứu


Kết quả: Tổng số bệnh nhân là 50 , trong đó 34 ca thay van hai lá cơ học đơn thuần, 16 trường hợp thay van ĐMC cơ học đơn thuần. Tuổi phẫu thuật trung bình: 7,58 ± 6,01 năm (Tuổi thấp nhất là 7 tháng, cao nhất là 15 năm). Nam:  29 bệnh nhân ( 58%), nữ: 21 bệnh nhân ( 42%). Siêu âm trước khi ra viện và sau 3 tháng chúng tôi thấy kết quả gần như  nhau: EF trung bình: van HL cơ học: 56,28 ± 10,67 %; van ĐMC: 54,72 ± 9,66 % .Chênh áp  trung bình: Van HL: 3,18 ± 1,25; van ĐMC: 12,12 ± 3,25 mmHg . Chỉ số INR: van HL: 2,58 ± 1,20; Van ĐMC: 2,34 ± 0,92. Biến chứng kẹt van: 2 trường hợp thay van hai lá sau mổ 3 năm và 4 năm; kẹt van ĐMC có 1 trường hợp sau mổ 5 năm.  Tử vong ngay sau mổ: Van HL: 2 trường hợp (5.88%); van ĐMC: 1 trường hợp (6.25%); Tử vong muộn: Sau 2 năm có 1 trường hợp tử vong sau thay van hai lá; sau 4 năm có 1 trường hợp tử vong sau thay van ĐMC.


Kết luận: Kết quả phẫu thuật thay van tim ở trẻ em khả quan. Cần trang bị phương tiện và kinh nghiệm trong mổ tim hở ở trẻ nhẹ cân tốt hơn nữa để phẫu thuật bệnh sớm và hiệu quả nhất có thể, trong đó việc điều trị biến chứng suy tim và rối loạn đông máu sau mổ cần được chú trọng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Do Xuan Hop (1978): Anatomy of the chest. Medical Publisher. Hanoi
2. Pham Gia Khai (1996): Initial study of cardiac Doppler echocardiographic parameters of the flow through the heart valves in normal adults. Basic investigation project of Vietnam National Heart Institute and Hanoi Medical University. Hanoi.
3. Uva MS, Galletti L, Lacour-Gauet FL, et al. Surgery for congenital mitral valve disease in the first year of life. J Thorac Cardiovasc Surg 1995;109:164–76.
4. Chauvaud S, Fuzellier JF, Houel R, Berrebi A,Mihaileanu S,Carpentier A. Reconstructive surgery in congenital mitralvalve insufficiency (Carpentier’s techniques): long-term results. J Thorac Cardiovasc Surg 1998;115:84–93.
5. Alexiou C, Galogavrou M, Chen Q, et al. Mitral valve replacement with mechanical prostheses in children: improved operative risk and survival.Euro J Cardiothorac Surg2001;20:105–13.
6. Ronald K. Woods, MD, PhD,a Sara K. Pasquali, MD,b Marshall L. Jacobs, MD,c Erle H. Austin, MD.Aortic valve replacement in neonates and infants: An analysis of the Society of Thoracic Surgeons Congenital Heart Surgery Database.
7. C van Doorn, R Yates, V Tsang, M de Leval. Mitral valve replacement in children: mortality,morbidity, and haemodynamic status up tomedium term follow up. Mitral valve replacemet in children. Heart 2000;84:636-642.
8. Beierlein W, Becker V, Yates R, et al. Long-term follow-up after mitral valve replacement in childhood: poor event-free survival in the young child. Eur J Cardiothorac Surg 2007;31:860–5.
9. Selamet Tierney ES, Pigula FA, Berul CI, Lock JE, del Nido PJ, McElhinney DB. Mitral valve replacement in infants and children 5 years of age or younger: evolution in practice and outcome over three decades with a focus on supra-annular prosthesis implantation. J Thorac Cardiovasc Surg 2008;136: 954–61.
10. Ackermann K, Balling G, Eicken A, Gunther T, Schreiber C, Hess J. Replacement of the systemic atrioventricular valve with a mechanical prosthesis in children aged less than 6 years: late clinical results of survival and subsequent replacement.J Thorac Cardiovasc Surg 2007;134:750–6.