Đặc điểm vi sinh và tổn thương trên siêu âm tim ở bệnh nhân viêm nội tâm mạc van tim nhân tạo

Lê Thị Hoài Thu1,, Ngọ Văn Thanh1, Phạm Như Hùng1
1 Bệnh viện Tim Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm vi sinh và đặc điểm tổn thương tim qua hình ảnh siêu âm tim ở người bệnh bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (VNTMNK) van tim nhân tạo.


Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang 64 bệnh nhân được chẩn đoán VNTMNK van nhân tạo tại Bệnh viện Tim Hà nội và Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai từ 6/2016 đến 8/2018.


Kết quả: Tuổi trung bình của các đối tượng là 54,01±17,25 (18-84) tuổi, nam giới chiếm 60.9%. VNTMNK có 50% tìm được bằng chứng vi khuẩn, trong đó vi khuẩn Gr(+) chiếm đa số 81.25%(26/32), vi khuẩn Gr(-) chỉ chiếm 18.75%, vi khuẩn đa kháng kháng sinh chiếm 22.73%. Kết quả vi sinh và kháng sinh đồ cho thấy tụ cầu đông huyết tương và nhóm vi khuẩn Gr (-) kháng kháng sinh cao nhất. Đặc điểm hình ảnh siêu âm tim VNTMNK van 2 lá có tỉ lệ cao nhất 57.8%, van ĐMC 34.4%, tổn thương VNTMNK ở nhiều vị trí van rất ít (3.1%). VNTMNK van ĐMC sinh học (27.6%) thấp hơn van cơ học (63.6%). Van ĐMC có sùi (45.65%), kích thước sùi 11.3±4.26 (mm), áp xe vòng van gây hở cạnh van (17.39%). VNTMNK van 2 lá sinh học (48.7%), cơ học (51.3%). Van 2 lá có sùi (60.66%), kích thước sùi 8.99±5.6 (mm), hở cạnh van nhân tạo (11.48%). VNTMNK xuất hiện sớm có đặc điểm suy tim, phẫu thuật lại và tử vong cao hơn bệnh nhân VNTMNK muộn tuy nhiên chưa có ý nghĩa thống kê.


Kết luận: VNTMNK van nhân tạo có bằng chứng vi khuẩn chiếm 50%, trong đó vi khuẩn Gr (+) chiếm đa số. Vi khuẩn đa kháng chủ yếu là tụ cầu và nhóm vi khuẩn Gr (-). VNTMNK van 2 lá có tỉ lệ cao nhất, tiếp đến là van ĐMC, tổn thương VNTMNK ở nhiều vị trí van rất ít. VNTMNK van ĐMC sinh học thấp hơn van cơ học trong khi đó van 2 lá sinh học và van 2 lá cơ học không có sự khác biệt. Đặc điểm tổn thương tại van ĐMC là áp xe vòng van, gây hở cạnh van. Đặc điểm tổn thương tại van 2 lá là sùi trên van. Bệnh nhân bị VNTMNK sớm có đặc điểm suy tim, phẫu thuật lại và tử vong cao hơn bệnh nhân VNTMNK muộn tuy nhiên chưa có ý nghĩa thống kê.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. ESC Guidelines for the management of infective endocarditis | European Heart Journal | Oxford Academic [Internet]. [cited 2021 Jun 19]. Available from: https://academic.oup.com/eurheartj/article/36/44/3075/2293384
2. Garrido RQ, Brito JODR, Fernandes R, Barbosa GF, Correia MG, Golebiovski WF, et al. Early Onset Prosthetic Valve Endocarditis: Experience at a Cardiothoracic Surgical Hospital, 2006-2016. Surg Infect. 2018 Jul;19(5):529–34.
3. Shrestha NK, Shah SY, Hussain ST, Pettersson GB, Griffin BP, Nowacki AS, et al. Association of Surgical Treatment With Survival in Patients With Prosthetic Valve Endocarditis. Ann Thorac Surg. 2020 Jun;109(6):1834–43.
4. Bohbot Y, Habib G, Laroche C, Stöhr E, Chirouze C, Hernandez-Meneses M, et al. Characteristics, management, and outcomes of patients with left-sided infective endocarditis complicated by heart failure: a substudy of the ESC-EORP EURO-ENDO (European infective endocarditis) registry. Eur J Heart Fail. 2022 Jul;24(7):1253–65.
5. Garrido RQ, Brito JODR, Fernandes R, Barbosa GF, Correia MG, Golebiovski WF, et al. Early Onset Prosthetic Valve Endocarditis: Experience at a Cardiothoracic Surgical Hospital, 2006-2016. Surg Infect. 2018 Jul;19(5):529–34.
6. Nguyễn Sinh Hiền, Nguyễn Hữu Phong, Lê Quang Thiện. Kết quả điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn van tim bên trái tại bệnh viện Tim Hà Nội. Tạp Chí Phẫu Thuật Tim Mạch Và Lồng Ngực Việt Nam. số đặc biệt:124–37.
7. Chen J, Li J, Zhou T, Hu K, Yang Z, Wang Y, et al. Contemporary In-Hospital and Long-Term Outcomes of Surgical Management for Fungal Endocarditis. Int Heart J. 2017 Aug 3;58(4):516–20.
8. Scheggi V, Merilli I, Marcucci R, Del Pace S, Olivotto I, Zoppetti N, et al. Predictors of mortality and adverse events in patients with infective endocarditis: a retrospective real world study in a surgical centre. BMC Cardiovasc Disord. 2021 Jan 12;21(1):28.
9. Galar A, Weil AA, Dudzinski DM, Muñoz P, Siedner MJ. Methicillin-Resistant Staphylococcus aureus Prosthetic Valve Endocarditis: Pathophysiology, Epidemiology, Clinical Presentation, Diagnosis, and Management. Clin Microbiol Rev. 2019 Mar 20;32(2):e00041-18.
10. Gürtler N, Osthoff M, Rueter F, Wüthrich D, Zimmerli L, Egli A, et al. Prosthetic valve endocarditis caused by Pseudomonas aeruginosa with variable antibacterial resistance profiles: a diagnostic challenge. BMC Infect Dis. 2019 Jun 17;19(1):530.