Giảm áp thất trái ở bệnh nhân VA ECMO

Hà Mai Hương1,, Nguyễn Văn Thực, Võ Thị Ngọc Anh, Hoàng Văn, Nguyễn Sinh Hiền1
1 Bệnh viện Tim Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ và đặc điểm của các bệnh nhân cần giảm áp thất trái ở bệnh nhân VA ECMO và đánh giá hiệu quả của các biện pháp giảm áp thất trái ở bệnh nhân chạy VA ECMO tại bệnh viện Tim Hà Nội.


Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 84 bệnh nhân được đặt VA ECMO tại Bệnh viện Tim Hà Nội từ tháng 12 năm 2018 đến tháng 12 năm  năm 2021. Các biểu hiện của tăng áp thất trái (mất hiệu áp tâm thu tâm trương, âm cuộn trong thất trái, van động mạch chủ đóng, phù phổi, giãn thất trái) được đánh giá ở các thời điểm trước can thiệp giảm áp thất trái, sau 24,48 và 72 giờ. Các tiêu chí chính là tỷ lệ bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp giảm áp thất trái xâm lấn, tỷ lệ tử vong ngắn hạn và tỷ lệ cai ECMO thành công.


Kết quả:  Tỷ lệ tăng áp thất trái qua các biểu hiện khác nhau có thể từ 3.6% (giãn thất trái), mất hiệu áp tâm trương tâm thu 77.4% các trường hợp, âm cuộn trong thất trái 53,6%, phù phổi 47,6%; van động mạch chủ đóng ở 35,7% các trường hợp. Tỷ lệ cần thực hiện các biện pháp xâm lấn để giảm áp thất trái là 44,1%. Việc thực hiện giảm áp thất trái xâm lấn giúp cải thiện các thông số lâm sàng của bệnh nhân có ý nghĩa thống kê từ thời điểm 48 giờ trở đi (p<0,05). Không có sự khác biệt về các đặc điểm tuổi, EF trước chạy ECMO, tỷ lệ ECRP, lọc máu liên tục, thời gian thở máy, thời gian ECMO, thời gian nằm viện cũng như chẩn đoán của các bệnh nhân có và không có giảm áp thất trái (p>0,05). Tỷ lệ cai ECMO thành công ở các bệnh nhân có sử dụng các biện pháp giảm áp thất trái có xâm lấn cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không giảm áp thất trái (94,5% so với 74,4%; p<0,05). Tỷ lệ sóng sót ở các bệnh nhân có sử dụng các biện pháp giảm áp thất trái xâm lấn có xu hướng cao hơn so với nhóm không giảm áp thất trái (72,9% so với 53,2%; p>0,05). Biến chứng của quá trình giảm áp thất trái có xâm lấn: 1 bệnh nhân tắc dây nối cần rút bỏ dẫn lưu nhĩ trái.


Kết luận: Giảm áp thất trái ở bệnh nhân VA ECMO giúp tăng tỷ lệ cai VA ECMO  thành công và có xu hướng giúp cải thiện tỷ lệ sống sót của bệnh nhân VA ECMO.[1]

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ricarte Bratti JP, Cavayas YA, Noly PE, Serri K, Lamarche Y. Modalities of Left Ventricle Decompression during VA-ECMO Therapy. Membranes (Basel). 2021;11(3):209. doi:10.3390/membranes11030209.
2. Lorusso R, Shekar K, MacLaren G, et al. ELSO Interim Guidelines for Venoarterial Extracorporeal Membrane Oxygenation in Adult Cardiac Patients. ASAIO Journal. 2021;67(8):827. doi:10.1097/MAT.0000000000001510
3. Xie A, Forrest P, Loforte A. Left ventricular decompression in veno-arterial extracorporeal membrane oxygenation. Annals of Cardiothoracic Surgery. 2019;8(1):98-18. doi:10.21037/acs.2018.11.07
4. Bộ Y Tế (2017) Hướng dẫn quy trình kỹ thuật nội khoa chuyên ngành tim mạch. (Quyết định 3983/QĐ-BYT quy trình kỹ thuật nội khoa chuyên ngành tim mạch của Bộ trưởng Bộ Y tế), Hà Nội
5. Rajsic S, Breitkopf R, Bukumiric Z, Treml B. ECMO Support in Refractory Cardiogenic Shock: Risk Factors for Mortality. Journal of Clinical Medicine. 2022;11(22):6821. doi:10.3390/jcm11226821
6. Cheng R, Hachamovitch R, Kittleson M, et al. Complications of Extracorporeal Membrane Oxygenation for Treatment of Cardiogenic Shock and Cardiac Arrest: A Meta-Analysis of 1,866 Adult Patients. The Annals of Thoracic Surgery. 2014;97(2):610-616. doi:10.1016/j.athoracsur.2013.09.008
7. Truby LK, Takeda K, Mauro C, et al. Incidence and Implications of Left Ventricular Distention During Venoarterial Extracorporeal Membrane Oxygenation Support. ASAIO J. 2017;63(3):257-265. doi:10.1097/MAT.0000000000000553
8. Grandin EW, Nunez JI, Willar B, et al. Mechanical Left Ventricular Unloading in Patients Undergoing Venoarterial Extracorporeal Membrane Oxygenation. Journal of the American College of Cardiology. 2022;79(13):1239-1250. doi:10.1016/j.jacc.2022.01.032
9. Chen K, Hou J, Tang H, Hu S. Concurrent Implantation of Intra-Aortic Balloon Pump and Extracorporeal Membrane Oxygenation Improved Survival of Patients With Postcardiotomy Cardiogenic Shock. Artif Organs. 2019;43(2):142-149. doi:10.1111/aor.13317
10. Bréchot N, Demondion P, Santi F, et al. Intra-aortic balloon pump protects against hydrostatic pulmonary oedema during peripheral venoarterial-extracorporeal membrane oxygenation. Eur Heart J Acute Cardiovasc Care. 2018;7(1):62-69. doi:10.1177/2048872617711169
11. Abrams D, Combes A, Brodie D. Extracorporeal membrane oxygenation in cardiopulmonary disease in adults. J Am Coll Cardiol. 2014;63(25 Pt A):2769-2778. doi:10.1016/j.jacc.2014.03.046
12. Al-Fares AA, Randhawa VK, Englesakis M, et al. Optimal Strategy and Timing of Left Ventricular Venting During Veno-Arterial Extracorporeal Life Support for Adults in Cardiogenic Shock. Circulation: Heart Failure. 2019;12(11):e006486. doi:10.1161/CIRCHEARTFAILURE.119.006486
13. Delmas C, Vallee L, Bouisset F, et al. Use of Percutaneous Atrioseptotosmy for Left Heart Decompression During Veno‐Arterial Extracorporeal Membrane Oxygenation Support: An Observational Study. Journal of the American Heart Association. 2022;11(17):e024642. doi:10.1161/JAHA.121.024642
14. Kowalewski M, Malvindi PG, Zieliński K, et al. Left Ventricle Unloading with Veno-Arterial Extracorporeal Membrane Oxygenation for Cardiogenic Shock. Systematic Review and Meta-Analysis. Journal of Clinical Medicine. 2020;9(4):1039. doi:10.3390/jcm9041039.