Kết quả điều trị ngoại khoa chấn thương khí quản cổ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2017-2022

Nguyễn Viết Thắng, Vũ Ngọc Tú, Phùng Duy Hồng Sơn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chấn thương khí quản là một trong các tổn thương ở đường thở ngày càng hay gặp ở Việt Nam, là một tối cấp cứu ngoại khoa do nguy cơ gây suy hô hấp rất nặng và cấp tính đe dọa tính mạng người bệnh. Điều trị chấn thương khí quản tùy thuộc vào mức độ tổn thương, phẫu thuật đóng vai trò quan trọng giúp cứu sống tính mạng bệnh nhân trong các trường hợp cấp cứu và phẫu thuật còn giải quyết được các biến chứng do chấn thương khí quản gây ra. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mô tả một số đặc điểm quan trọng về chẩn đoán và kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương khí quản.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán chấn thương khí quản cổ và được điều trị bằng phẫu thuật tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 12 năm 2022. Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp mô tả cắt ngang hồi cứu.


Kết quả: Có 23 bệnh nhân, chủ yếu là nam giới chiếm 83%, nữ chiếm 17%, Tuổi trung bình37 ± 17,8 (31 – 59) tuổi. Tai nạn giao thông là nguyên nhân hay gặp nhất chiếm 73,9%. Vị trí tổn thương gặp nhiều nhất là vị trí Nối khí quản –Thanh quản chiếm 73,9%. Bệnh thường nằm trong bệnh cảnh đa chấn thương. Khó thở và tràn khí dưới da là triệu chứng thường gặp nhất. Chụp X-quang, nội soi khí-phế quản, chụp cắt lớp vi tính là phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng có giá trị. Kết quả 78,3% bệnh nhân ra viện với kết quả tốt. 01 bệnh nhân nặng xin về vì đa chấn thương phức tạp phối hợp. Biến chứng: 01 trường hợp có sẹo hẹp khí quản. Kết quả cho thấy phẫu thuật sớm cho kết quả tốt hơn so với xử trí muộn.


Kết luận: Xử trí ban đầu chấn thương khí quản cần thực hiện nhanh chóng ngay tại cơ sở cấp cứu đầu tiên, trong đó vấn đề bảo đảm chức năng thông khí là ưu tiên hàng đầu. Chỉ định phẫu thuật đúng và sớm cho kết quả tốt, hạn chế các biến chứng và di chứng sẹo hẹp.[1]


Từ khóa: Chấn thương khí quản cổ, phẫu thuật chấn thương khí quản, bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Herrera MA, Tintinago LF, Victoria Morales W, et al. Damage control of laryngotracheal trauma: the golden day. Colomb Med (Cali). 2020;51(4):e4124599. doi:10.25100/cm.v51i4.4422.4599
2. Đoàn Quốc Hưng, Nguyễn Hữu Ước. Bệnh Học Ngoại Khoa Tim Mạch - Lồng Ngực. Nhà xuất bản Y học; 2021.
3. Lê Thanh Thái. Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Hình Ảnh Nội Soi, Chụp Cắt Lớp vi Tính và Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Chấn Thương Thanh - Khí Quản Luận án tiến sĩ. Đại học Y Hà Nội; 2012.
4. Nguyễn Duy Tân. Nghiên Cứu Kết Quả Chẩn Đoán và Phẫu Thuật Sớm Tổn Thương Khí Phế Quản Do Chấn Thương , Luận án tiến sĩ. Trường ĐH Y dược thành phố Hồ Chí Minh; 2013.
5. Trần Phan Chung Thuỷ, Trần Anh Bích. Chẩn đoán và điều trị chấn thương thanh - Khí quản tại khoa Tai Mũi họng bệnh viện Chợ Rẫy(2005 - 2006). Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh. Published online 2007.
6. Hurford WE, Peralta R. Management of tracheal trauma. Can J Anesth/J Can Anesth. 2003;50(S1):R17-R22.
7. Grewal HS, Dangayach NS, Ahmad U, Ghosh S, Gildea T, Mehta AC. Treatment of Tracheobronchial Injuries. Chest. 2019;155(3):595-604. doi:10.1016/j.chest.2018.07.018
8. Nguyễn Duy Tân, Nguyễn Hoài Nam. Tổn thương khí phế quản do chấn thương. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh. Published online 2010.
9. Zhao Z, Zhang T, Yin X, Zhao J, Li X, Zhou Y. Update on the diagnosis and treatment of tracheal and bronchial injury. J Thorac Dis. 2017;9(1):E50-E56.
10. Kara H, Bayir A, Ak A, Tufekci N, Degirmenci S, Akinci M. Tracheal rupture developing after blunt thoracic trauma. CRCM. 2013;02(09):502-504. doi:10.4236/crcm.2013.29131.