Kết quả trung hạn phẫu thuật (Phương pháp Orringer) điều trị ung thư thực quản ngực tại Bệnh viện Thống Nhất

Nguyễn Đỗ Nhân, Đỗ Kim Quế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan: ung thư thực quản ít gặp, di căn sớm, nặng, kết quả phẫu thuật cần được đánh giá.


Mục tiêu nghiên cứu: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ung thư thực quản ngực. Đánh giá kết quả phẫu thuật ung thư thực quản ngực theo phương pháp Orringer có theo dõi trung hạn (03 năm).  


Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu mô tả các trường hợp phẫu thuật ung thư thực quản ngực từ 01/2018 đến 01/2023 tại bệnh viện Thống nhất.


Kết quả: 36 trường hợp, nam 94,5%, tuổi trung bình 68,2 tuổi, BMI < 18,5 chiếm 75%, bệnh kết hợp Tăng huyết áp 77,7%, ung thư ở giai đoạn III (52,8%). Kết quả phẫu thuật tốt 52,7%, trung bình 30,5%, không có tử vong do phẫu thuật. Ghi nhận một số biến chứng. Thời gian sống thêm toàn bộ 01 năm 83,3%.


Kết luận: Người cao tuổi mắc bệnh cao, chủ yếu là nam giới. Gầy, thiếu cân là chủ yếu, giai đoạn trễ. Kết quả phẫu thuật chấp nhận được. Biến chứng theo dõi hằng năm nổi bậc là hẹp miệng nối và suy kiệt. Thời gian sống thêm toàn bộ 01 năm 83,3%, giảm nhanh vào các năm sau.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hyuna Sung , Jacques Ferlay et al (2021). Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin. 2021 May;71(3):209-249.
2. Ferlay J., Soeqomataram I., et al. (2015). Cancer incidence and mortality worldwide: Sources, methods and major pattems in GLOBOCAN 2012. Int J Cancer, 136(5), E359-386.
3. Phạm Đức Huấn (2007). Kết quả điều trị phẫu thuật ung thư thực quản tại Bệnh viện Việt Đức trong 10 năm (1994 - 2004). Y học Việt Nam, 8, tr 32 - 36.
4. Akashi T, Kaneda I, Higuchi N et al (1996).Thoracoscopic en bloc total esophagectomy with radical mediastinal lymphadenectomy. Thorac Cardiovasc Surg, 112, 1533 - 1540.
5. LiangLiang Chen, GuoCan Yu et al (2023). A possible combined appraisal pattern: predicting the prognosis of patients after esophagectomy. World J Surg Oncol. 2023; 21: 155.
6. Luketich J. D., Pennathur A., AwaisO. et al. (2012). Outcomes after minimally invasive esophagectomy: review ofover 1000 patients. Ann Surg, 256(1), 95-103.
7. Who (1979). Who hanbook for reporting results of cancer treatment. Offset Publication, No. 48, pp. 7.
8. Miyasaka D., OkushibaS., et al. (2013). Clinical evaluation of the feasibility of minimally invasive surgery in esophageal cancer. Asian J EndoscSurg, 6(1), 26-32.
9. Nguyễn Hoàng Bắc, Lê Quang Nhân và cộng sự (2013). Cắt thực quản nội soi. Hội nghị ngoại khoa toàn quốc, Cần Thơ.
10. Sarah.S.Jackson, Morgan et al (2022). Sex disparities in the incidence of 21 cancer types: Quantification of the contribution of risk factors. Cancer.2022Oct 1;128(19):3531-3540.
11. Đỗ Mai Lâm (2008). Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật Orringer trong điều trị ung thư thực quản. Luận văn Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
12. Lưu Quang Dũng (2017). Đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật nội soi điều trị ung thư thực quản tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.Luận văn bác sĩ Nội trú, Trường đại học Y Hà Nội.
13. Phạm Đức Huấn (2003). Nghiên cứu điều trị phẫu thuật ung thư thực quản ngực. Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
14. Trịnh Viết Thông (2018). Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi lồng ngực và ổ bụng điều trị ung thư thực quản ngực. Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà hội
15. Kodama M., Kakegawa. (1998). Treatment of superficial cancer of the esophagus: a summary of responses to a questionnaire on superficial cancer of the esophagus in japan. Surgery. 123, 432 - 9.