Sử dụng hệ thống hút áp lực âm (V.A.C) điều trị nhiễm trùng vùng Scarpa sau phẫu thuật mạch máu

Thang Duong Ngoc, Uoc Nguyen Huu, Tu Vu Ngoc, Hai Hoang Trong, Binh Khong The, Thanh Tran Dang, Nhu Than Thi

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Vùng Scarpa là một đường vào mạch máu thông dụng, tuy nhiên do vị trí giải phẫu và nhiều hệ thống bạch huyết, nên khá hay gặp biến chứng nhiễm trùng vết mổ và rò bạch huyết, đôi khi rất khó điều trị. Báo cáo nhằm đóng góp chỉ định điều trị, đề xuất kỹ thuật thực hiện và chăm sóc đối với các trường hợp nhiễm trùng vùng Scarpa sau phẫu thuật mạch máu. Đối tượng – phương pháp: Nghiên cứu ca lâm sàng tiến cứu một trường hợp có bệnh lý nền phức tạp, bệnh động mạch chi dưới rất nặng, thể trạng béo bệu, bị nhiễm trùng gây biến chứng mạch máu rất khó điều trị sau phẫu thuật tái thông động mạch chậu–đùi phải. Kết quả: Bệnh nhân nam, 62 tuổi, tiền sử đái đường, tăng huyết áp, phẫu thuật hybrid đặt stent động mạch chậu ngoài, bóc nội mạc động mạch đùi chung và bắc cầu đùi-khoeo phải bằng đoạn mạch nhân tạo PTFE số 8 có vòng xoắn, mổ lại do giả phồng động mạch đùi chung phải, cấy vết mổ có vi khuẩn. Vết mổ vùng bẹn không liền được, nguy cơ tái bục miệng nối mạch máu dẫn đến phải thắt mạch, được chăm sóc bằng hệ thống hút liên tục áp lực âm (VAC) trong 149 ngày, cuối cùng vết mổ liền hoàn toàn, bảo tồn được các cầu nối mạch máu nuôi chi. Kết luận: Hút áp lực âm liên tục (VAC) là một giải pháp điều trị có hiệu quả, an toàn cho các nhiễm trùng kéo dài của vết thương sau phẫu thuật mạch máu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Szilagyi DE, Smith RF, Elliott JP et al. (1972). Infection in arterial reconstruction with synthetic grafts. Ann Surg, 176,321-333.
2. Demaria RG, Giovannini UM, Teot L et al. (2003). Topical negative pressure therapy. A very useful new method to treat severe infected vascular approachs in the groin. J Cardiovasc Surg (Torino), 44,757-761.
3. Barbara Hasse, Lars Husmann, Annelies Zinkernagel et al. (2013). Vascular graft infections. Swiss Med Wkly, 143,1-7.
4. Antonios VS, Noel AA, Steckelberg JM et al. (2006). Prosthetic vascular graft infection: a risk factor analysis using a case-control study. J Infect, 53,49-55.
5. Bandyk DF (2008). Vascular surgical site infection: risk factors and preventive measures. Semin Vasc Surg, 21,119-123.
6. Nagpal A, Sohail MR (2011). Prosthetic vascular graft infections: a contemporary approach to diagnosis and management. Curr Infect Dis Rep, 13,317-323.
7. Samson RH, Veith FJ, Janko GS et al. (1988). A modified classification and approach to the management of infections involving peripheral arterial prosthetic grafts. J Vasc Surg, 8,147-153.
8. Ricco J.B, Probst H. (2008). Complications précoces des revascularizations artérielles sous inguinales, Techniques chirurgicales-Chirurgie vasculaire, EMC, Paris.
9. Taylor SM, Weatherford DA, Langan EM et al. (1996). Outcomes in the management of vascular prosthetic graft infections confined to the groin: a reappraisal. Ann Vasc Surg, 10,117-112.
10. Argenta L.C, Morykwas M.J. (1997). Vaccum assisted closure: a new method for wound control and treatment. Ann Plast Surg, 38,563-576.
11. Morykwas M.J., Simpson J., Punger K. et al. (2006). Vacuum assisted closure: state of basic research and physiologic foundation. Plast Reconstr Surg, 117,121-126.