Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng phương pháp laser nội mạch
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Khảo sát đặc điểm lâm sàng, một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân suy tĩnh mạch nông chi dưới và hiệu quả điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng can thiệp nội mạch sử dụng đầu phát laser 1470 nm tại khoa Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103, từ tháng 7/2016 đến tháng 12/2017. Nghiên cứu 178 bệnh nhân với 228 chi tổn thương, tuổi trung bình 52,14 ± 12,499. Nữ giới 68,5% Nam 31,5%. Một số yếu tố nguy cơ hay gặp: thường xuyên đứng trong thời gian dài 97,5%, Phụ nữ khi mang thai và sau khi sinh con 74,8%, thừa cân béo phì 10,2%. Triệu chứng lâm sàng của bệnh: đau tức nặng chân 89,1%, dị cảm ở chi dưới 79,0%, chuột rút 31,9%, phù 34,5%. Theo phân loại CEAP, 58.5% bệnh nhân ở giai đoạn C2, 26,9% ở giai đoạn C3, 13,4% ở giai đoạn C4. Theo dõi sau 1 tháng điều trị 98,3% bệnh nhân không còn dòng chảy trong tĩnh mạch hiển trên siêu âm Doppler, 93,2% số bệnh nhân có cải thiện rõ rệt triệu chứng. Biến chứng của kỹ thuật: bầm tím phần mềm vùng đùi 5,6%, rối loạn cảm giác nông chi dưới 1,1%. Thời gian trở lại sinh hoạt bình thường 1,06 ± 0,3 ngày, thời gian nằm điều trị 2,07 ± 0,42 ngày.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Suy tĩnh mạch, Laser nội mạch
Tài liệu tham khảo
2. L. H. Rasmussen, M. Lawaetz, L. Bjoern, B. Vennits, A. Blemings and B. Eklof (2011). British Journal of Surgery 2011; 98: 1088: 1079-1088
3. Nguyễn Văn Trang, Phạm Văn Phương (2015). Nghiên cứu ứng dụng điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng đốt sóng cao tần tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ
4. C. Wittens, A.H. Davies, N. Bækgaard, R. Broholm, A. Cavezzi, S. Chastanet,M. de Wolf, C. Eggen, A. Giannoukas, M. Gohel, S. Kakkos, J. Lawson, T. Noppeney, S. Onida, P. Pittaluga, S. Thomis, I. Toonder, M. Vuylsteke (2015). Eur J Vasc Endovasc Surg (2015) 49, 678-737.
5. M AVasquez and C E Munschauer (2008). Venous Clinical Severity Score and qualityof- life assessment tools: application to vein practice. Phlebology 2008;23:259–275.
6. Đặng Thị Minh Thu, Nguyễn Anh Vũ (2012). Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới.
7. M. R. Cesarone, MD, G. Belcaro, MD, PhD, A. N. Nicolaides, MD, MS, G. Geroulakos, MD, PhD, M. Griffin, PhD, L. Incandela, MD, M. T. De Sanctis, MD, M. Sabetai, MD, G. Geroulakos, MD, G. Agus, MD, P. Bavera, MD, E. Ippolito, MD, G. Leng, MD, A. Di Renzo, MD, M. Cazaubon, MD, S. Vasdekis, MD, D. Christopoulos, MD, PhD, and M. Veller, MD, Chieti, Italy and London, UK (2002). ’Real’ Epidemiology of Varicose Veins and Chronic Venous Diseases: The San Valentino Vascular Screening Project. Angiology Volume 53, Number 2, 2002.
8. Alan M. Dietzek (2007). Endovenous Radiofrequency Ablation for the Treatment of Varicose Veins. Vascular, Vol. 15, No. 5, pp. 255–261.
Các bài báo tương tự
- Phước Đặng Hà, Ánh Phạm Minh, Anh Võ Tuấn, Kết quả bước đầu can thiệp nội mạch điều trị bệnh mạch máu ngoại biên tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai , Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam: Tập 36
- Nghĩa Trịnh Vũ, Ánh Phạm Minh, Tân Nguyễn Duy, Đánh giá kết quả bước đầu đặt stent nội tĩnh mạch trong điều trị bệnh lý tắc tĩnh mạch chậu tại bệnh viện Chợ Rẫy , Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam: Tập 21
Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.