Một số yếu tố nguy cơ đối với tràn dịch màng phổi kéo dài sau phẫu thuật ontan

Dai Tran Dac, Thanh Le Ngoc , Van Dang Thi Hai, Tien Do Anh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Dữ liệu được thu thập từ tất cả các bệnh nhân trẻ em được chẩn đoán tim sinh lý 1 thất và được tiến hành phẫu thuật Fontan tại trung tâm tim mạch- bệnh viện E từ tháng 8/2012 đến 12/2019. Các bệnh nhân được đặt dẫn lưu màng phổi sau mổ, và tình trạng dẫn lưu có dịch kéo dài liên tục trên 15 ngày sau mổ được xếp vào nhóm biến chứng TDMPKD. Tổng số có 145 bệnh nhân trong nghiên cứu, trong đó 29 bệnh nhân bị TDMPKD (chiếm 20%). Một số đặc điểm khác biệt giữa 2 nhóm biến chứng và không biến chứng được xác định: tiền sử TDMPKD trước đó (p=0,00), tiền sử tràn dịch dưỡng chấp trước đó (p=0.045), tiền sử từng tiến hành can thiệp gây dính màng phổi trước đó (p=0.045), bất thường giải phẫu vị trí các tạng ngực- bụng (p=0,018), tình trạng hở van nhĩ thất trước mổ (p=0.03), tồn tại tuần hoàn bàng hệ lớn trước mổ (p=0,041), thời gian cặp động mạch chủ trong mổ (p=0,04) và thời gian chạy tuần hoàn ngoài cơ thể trong mổ (p=0,014). Phân tích đa biến xác định được một số yếu tố nguy cơ độc lập có liên quan đến gia tăng tỉ lệ biến chứng TDMPKD sau mổ, bao gồm: tình trạng suy tim độ III trở lên trước mổ (OR: 4.93, 95%CI: 1.19 – 20.50, p=0.028), thể bệnh giải phẫu thất phải 2 đường ra (TP2ĐR) có kèm đảo gốc động mạch (ĐGĐM) (OR: 31.00, 95%CI: 1.35 - 711.63, p=0.032), tình trạng hở van nhĩ thất trước mổ (OR: 70.73, 95%CI: 3.28 - 1523.28, p=0.007), tồn tại shunt tâm thất- động mạch phổi từ trước mổ ((OR: 8.29, 95%CI: 1.60– 42.78, p=0.012), chỉ số kích thước động mạch phổi (PAI) trước mổ (OR: 0.98, 95%CI: 0.97– 0.99, p=0.002), và tăng áp lực động mạch phổi trung bình (OR: 1.24, 95%CI: 1.01–1.53, p=0.046). Biến chứng TDMPKD có tỉ lệ xuất hiện tương đối thấp với nhóm bệnh nhân trải qua phẫu thuật Fontan. Việc tìm ra các yếu tố nguy cơ (cả trước, trong và sau mổ) giúp các bác sỹ lâm sàng đưa ra tiên lượng trước phẫu thuật và lên chiến lược dự phòng nhằm làm giảm tỉ lệ xuất hiện biến chứng, cải thiện kết quả đầu ra của phương pháp phẫu thuật Fontan cho các bệnh nhân tim sinh lý 1 thất.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Gaynor, J.W., et al., Predictors of outcome after the Fontan operation: is hypoplastic left heart syndrome still a risk factor? The Journal of Thoracic and Cardiovascular Surgery, 2002. 123(2): p. 237-245.
2. Lee, J.R., et al., Surgical results of patients with a functional single ventricle. European journal of cardio-thoracic surgery, 2003. 24(5): p. 716-722.
3. Murphy, M.O., et al., Management of early Fontan failure: a single-institution experience. European Journal of Cardio-Thoracic Surgery, 2014. 46(3): p. 458-464.
4. Đỗ Anh Tiến, Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật Fontan với ống nối ngoài tim điều trị tim bẩm sinh dạng một tâm thất tại Trung tâm tim mạch - Bệnh viện E. 2017, Đại học Y Hà Nội.
5. Pike, N.A., et al., Reduced pleural drainage, length of stay, and readmissions using a modified Fontan management protocol. The Journal of thoracic and cardiovascular surgery, 2015. 150(3): p. 481-487.
6. Corda, R., Reducing Fontan effusions: A day saved is a dollar earned. The Journal of oracic and cardiovascular surgery, 2015. 150(3): p. 488.
7. Gupta, A., et al., Risk factors for persistent pleural effusions after the extracardiac Fontan procedure. The Journal of thoracic and cardiovascular surgery, 2004. 127(6): p. 1664-1669.
8. Fu, S., Z.-c. Feng, and S. Dietmar, Factors influencing pleural effusion after Fontan operation: an analysis with 95 patients. Chinese Medical Sciences Journal, 2010. 25(1): p. 38-43.
9. Kim, G., et al., Risk Factors for Prolonged Pleural Effusion After Extracardiac Fontan Operation. Pediatric cardiology, 2019. 40(8): p. 1545-1552.
10. Allen, H.D., et al., Moss & Adams' heart disease in infants, children, and adolescents: including the fetus and young adult. 2013: Lippincott Williams & Wilkins.
11. Kaulitz, R., et al., Modified Fontan operation in functionally univentricular hearts: preoperative risk factors and intermediate results. The Journal of thoracic and cardiovascular surgery, 1996. 112(3): p. 658-664.
12. Cazzaniga, M., et al., Operación modificada de Fontan o variantes efectuadas en un solo tiempo quirúrgico. Determinantes de la mortalidad. Revista Española de Cardiología, 2002. 55(4): p. 391-412.
13. Tweddell, J.S., et al., Fontan palliation in the modern era: factors impacting mortality and morbidity. The Annals of thoracic surgery, 2009. 88(4): p. 1291-1299.
14. Fu, S., et al., Fontan extracardiac tunnel connection: fenestration or not? Chinese medical journal, 2009. 122(19): p. 2335-2338.
15. Jacobs, M.L. and W.I. Norwood Jr, Fontan operation: influence of modifications on morbidity and mortality. The Annals of thoracic surgery, 1994. 58(4): p. 945-952.
16. Bridges, N.D., et al., Effect of baffle fenestration on outcome of the modified Fontan operation. Circulation, 1992. 86(6): p. 1762-1769.
17. Lemler, M.S., et al., Fenestration improves clinical outcome of the Fontan procedure: a prospective, randomized study. Circulation, 2002. 105(2): p. 207-212.