Đặc điểm tĩnh mạch phổi và buồng nhĩ trái trên cắt lớp vi tính ở người bệnh điều trị triệt đốt rung nhĩ

Thủy Nguyễn Trần , Hương Vũ Thị Thanh, Thịnh Đỗ Đức, Hoan Trần Công

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan: Việc đánh giá hình ảnh nhĩ trái và tĩnh mạch phổi trước khi thực hiện thủ thuật triệt đốt rung nhĩ qua đường ống thông là quan trọng. Một số yếu tố trên cắt lớp vi tính có liên quan đến kết quả triệt đốt rung nhĩ.


Phương pháp: Từ 2/2020 – 5/2022, 45 người bệnh được chẩn đoán xác định là rung nhĩ cơn và dai dẳng điều trị triệt đốt RF qua đường ống thông, được chụp CLVT lồng ngực đánh giá nhĩ trái và các tĩnh mạch phổi tại Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện E.


Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 56,1±11,8, nam/nữ là 3/1. Rung nhĩ cơn chiếm 68,9%. Các kích thước TMP: TMP trên phải 18,29 ± 2,39 mm và 16,14 ± 2,26 mm; TMP dưới phải 17,63 ± 3,74 mm và 15,07 ± 3,82 mm; TMP trên trái 18,60 ± 2,55 mm và 15,79 ± 2,43 mm; TMP dưới trái 15,25 ± 1,88 mm và 12,08 ± 1,77 mm. Đường kính trung bình NT đo theo các chiều trên dưới, trước sau và ngang lần lượt là: 59,97 ± 7,03 mm; 36,70 ± 5,53 mm và 53,64 ± 8,81 mm. Đường kính trước sau NT và thời gian làm thủ thuật ở nhóm BN RN dai dẳng lớn hơn nhóm BN bị RN cơn (p<0,05). BN có RN cơn có kết quả triệt đốt thành công cao hơn những BN có RN dai dẳng (OR=5,27, 95%CI : 1,48-18,80, p < 0,05). BN có ĐK trước sau đủ tiêu chuẩn lớn NT có kết quả triệt đốt thành công thấp hơn những BN không bị lớn NT (OR=2,04, 95%CI :1,03-4,04, p < 0,05).


Kết luận: Đánh giá hình ảnh nhĩ trái và tĩnh mạch phổi chi tiết là cần thiết khi thực hiện thủ thuật triệt đốt rung nhĩ. Rung nhĩ cơn có kết quả triệt đốt tốt hơn so với rung nhĩ dai dẳng. Đường kính nhĩ trái lớn có liên quan đến tỷ lệ triệt đốt thành công thấp hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Krijthe BP, Kunst A, Benjamin EJ, Lip GYH, Franco OH, Hofman A, et al. Projections on the number of individuals with atrial fibrillation in the European Union, from 2000 to 2060. Eur Heart J. 2013 Sep;34(35):2746–51.
2. Monteiro MM, Saraiva C, Castelo Branco J, Cavaco D, Adragão P. Characterization of pulmonary vein morphology using multi-detector row CT study prior to radiofrequency ablation for atrial fibrillation. Rev Port Cardiol. 2009 May;28(5):545–59.
3. Skowerski M, Wozniak-Skowerska I, Hoffmann A, Nowak S, Skowerski T, Sosnowski M, et al. Pulmonary vein anatomy variants as a biomarker of atrial fibrillation – CT angiography evaluation. BMC Cardiovascular Disorders. 2018 Jul 13;18(1):146.
4. Lick AN, Danrad R, Smith DL, Lammi MR. Left Atrium Measurements via Computed Tomography Pulmonary Angiogram as a Predictor of Diastolic Dysfunction. J Comput Assist Tomogr. 2017;41(5):792–7.
5. Kojodjojo P, O’Neill MD, Lim PB, Malcolm-Lawes L, Whinnett ZI, Salukhe TV, et al. Pulmonary venous isolation by antral ablation with a large cryoballoon for treatment of paroxysmal and persistent atrial fibrillation: medium-term outcomes and non-randomised comparison with pulmonary venous isolation by radiofrequency ablation. Heart. 2010 Sep;96(17):1379–84.
6. Yasuda T, Kumagai K, Ogawa M, Noguchi H, Tojo H, Matsumoto N, et al. Predictors of successful catheter ablation for atrial fibrillation using the pulmonary vein isolation technique. J Cardiol. 2004 Aug;44(2):53–8.
7. Takigawa M, Takahashi A, Kuwahara T, Okubo K, Takahashi Y, Watari Y, et al. Long-Term Follow-Up After Catheter Ablation of Paroxysmal Atrial Fibrillation. Circulation: Arrhythmia and Electrophysiology. 2014 Apr;7(2):267–73.
8. Istratoaie S, Roșu R, Cismaru G, Vesa Ștefan C, Puiu M, Zdrenghea D, et al. The Impact of Pulmonary Vein Anatomy on the Outcomes of Catheter Ablation for Atrial Fibrillation. Medicina (Kaunas). 2019 Nov 4;55(11):727.
9. Njoku A, Kannabhiran M, Arora R, Reddy P, Gopinathannair R, Lakkireddy D, et al. Left atrial volume predicts atrial fibrillation recurrence after radiofrequency ablation: a meta-analysis. Europace. 2018 Jan 1;20(1):33–42.
10. Lemola K, Hall B, Cheung P, Good E, Han J, Tamirisa K, et al. Mechanisms of recurrent atrial fibrillation after pulmonary vein isolation by segmental ostial ablation. Heart Rhythm. 2004 Jul;1(2):197–202.
11. Ouyang F, Antz M, Ernst S, Hachiya H, Mavrakis H, Deger FT, et al. Recovered pulmonary vein conduction as a dominant factor for recurrent atrial tachyarrhythmias after complete circular isolation of the pulmonary veins: lessons from double Lasso technique. Circulation. 2005 Jan 18;111(2):127–35.

Các bài báo tương tự

Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.