Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật sửa van hai lá trong điều trị hở van hai lá do thoái hóa van

Nguyễn Tiến Hậu, Trần Quyết Tiến

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh hở van hai lá do thoái hóa van là bệnh lý phổ biến ảnh hưởng đến khoảng 2% dân số, chủ yếu ở các quốc gia phát triển  [2],[6]. Điều trị nội khoa chỉ cải thiện triệu chứng cơ năng, không giải quyết được nguyên nhân hở van và không ngăn được tiến triển của bệnh do đó phẫu thuật được đặt lên hàng đầu. Phẫu thuật sửa van có tỉ lệ thành công cao, tử vong ít và tiên lượng lâu dài tốt, ngoài ra còn hạn chế được các nguy cơ của van cơ học.


Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật sửa van hai lá trong điều trị hở van hai lá do thoái hóa van.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả loạt ca các trường hợp hở van hai lá do thoái hóa van được phẫu thuật sửa van tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/2019 đến tháng 01/2021.


Kết quả: Từ tháng 1/2019- 1/2021, 59 bệnh nhân được phẫu thuật. Tuổi trung bình nghiên cứu 53,6 ± 10,6, tỷ lệ  nam: nữ 1,56:1. Có đến 42,4 % trường hợp được phẫu thuật ít xâm lấn qua đường mở ngực phải. Kỹ thuật sửa van chủ yếu là đặt vòng van (100%), cắt bỏ một phần lá van (50,8%), dùng dây chằng nhân tạo (52,5%). Thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể (THNCT) có  trung vị là 120 phút (56-260), thời gian kẹp động mạch chủ (ĐMC) có  trung vị  là 75 phút (38-220) , thời gian thở máy có trung vị là 14 giờ (5-180), thời gian nằm hồi sức có trung vị là 2 ngày (1-6) . Tỷ lệ không hở/ hở nhẹ sau phẫu thuật 1 tháng: 96,6%  , hở trung bình 3,4%. Không có trường hợp nào tử vong trong quá trình theo dõi, tuy nhiên có 1 trường hợp cần phẫu thuật lại.


Kết luận: Kết quả sớm sau phẫu thuật sửa van hai lá do thoái hóa van tại bệnh viện Chợ Rẫy cho kết quả khá tốt. Phẫu thuật ít xâm lấn ngày càng được áp dụng nhiều trong phẫu thuật sửa van hai lá.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Nguyễn Vinh (2008), "Hở van hai lá", Siêu Âm Tim và Bệnh Lý Tim Mạch, Nhà Xuất Bản Y Học, Thành Phố Hồ Chí Minh, tr. 63-84.
2. Adams D. H., Rosenhek R., Falk V. (2010), "Degenerative mitral valve regurgitation: best practice revolution". Eur Heart J, 31 (16), pp. 1958-66.
3. Carpentier Alain (2010), "Mitral Valve Reconstruction", Carpentier's Reconstructive Valve Surgery, Sauders Elservier, China.
4. Coutinho G. F., Antunes M. J. (2017), "Mitral valve repair for degenerative mitral valve disease: surgical approach, patient selection and long-term outcomes". Heart, 103 (21), pp. 1663-1669.
5. De Bonis M., Alfieri O., Dalrymple-Hay M. (2017), "Mitral Valve Repair in Degenerative Mitral Regurgitation: State of the Art". Prog Cardiovasc Dis, 60 (3), pp. 386-393.
6. De Bonis M., Maisano F., La Canna G. (2011), "Treatment and management of mitral regurgitation". Nat Rev Cardiol, 9 (3), pp. 133-46.
7. Gammie J. S., Bartlett S. T., Griffith B. P. (2009), "Small-incision mitral valve repair: safe, durable, and approaching perfection". Ann Surg, 250 (3), pp. 409-15.
8. Gammie J. S., Zhao Y., Peterson E. D. (2010), "J. Maxwell Chamberlain Memorial Paper for adult cardiac surgery. Less-invasive mitral valve operations: trends and outcomes from the Society of Thoracic Surgeons Adult Cardiac Surgery Database". Ann Thorac Surg, 90 (5), pp. 1401-8, 1410.e1; discussion 1408-10.
9. Grossi Eugene A., LaPietra Angelo, Ribakove Greg H. (2001), "Minimally invasive versus sternotomy approaches for mitral reconstruction: Comparison of intermediate-term results". The Journal of Thoracic and Cardiovascular Surgery, 121 (4), pp. 708-713.
10. Hanley L. Frank, Kirklin K. James (2013), "Mitral Valve Disease with or without Tricuspid Valve Disease", Cardiac Surgery, Elsevier, Philadelphia, pp. 474-531.
11. Ibrahim Michael, Rao Christopher, Athanasiou Thanos (2012), "Artificial chordae for degenerative mitral valve disease: critical analysis of current techniques". Interactive cardiovascular and thoracic surgery, 15 (6), pp. 1019-1032.
12. Wells Francis (2011), "Carpentier's Reconstructive Valve Surgery". Annals of The Royal College of Surgeons of England, 93 (4), pp. 330-330.