Kết quả can thiệp tổn thương thực sự chỗ chia nhánh thân chung động mạch vành trái bằng kỹ thuật 2 Stents
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tổng quan: Tổn thương chỗ chia nhánh của thân chung động mạch vành trái là tổn thương nguy hiểm, chiếm khoảng 4 – 8% những trường hợp bị bệnh động mạch vành. Can thiệp mạch vành qua da trong điều trị tổn thương thực sự chỗ chia nhánh động mạch vành trái bằng kỹ thuật 2 stent đã được áp dụng nhưng chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam tổng kết lại kết quả gần và đánh giá kết quả sau một thời gian theo dõi. Vì thế, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả can thiệp tổn thương thực sự chỗ chia nhánh thân chung động mạch vành trái bằng phương pháp dùng 2 stent.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, hồi cứu lại tất cả những bệnh nhân được can thiệp thân chung động mạch vành trái bằng kỹ thuật 2 Stent tại Bệnh viện Tim Hà Nội từ 1/2018 đến 6/2020.
Kết quả nghiên cứu: tỷ lệ các biến cố tim mạch chính trong thời gian theo dõi là: có 1 bệnh nhân tử vong trong thời gian nội viện; trong 12 tháng theo dõi, có 18% bệnh nhân có ít nhất một biến cố tim mạch chính, 3 bệnh nhân TBMMN chiếm tỷ lệ 6%, 3 bệnh nhân NMCT cấp chiếm 6%, có 2 bệnh nhân cần tái can thiệp chiếm tỷ lệ 4%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh động mạch vành, chỗ chia đôi, kỹ thuật 2 stent, thân chung động mạch vành trái, stent, thang điểm Syntax
Tài liệu tham khảo
2. Dương Thu Anh (2009). Study on the effectiveness of percutaneous interventional treatment for damage to the left coronary artery. Hanoi Medical University
3. Hồ Minh Tuấn (2017). Short- and Intermediate-Term Clinical Outcome After Drug-Eluting Stent Implantation for the Percutaneous Treatment of Left Main Coronary Artery OR Multi-Vessel Disease. Truy cập ngày 17/05/2023, URL: https://timmachhoc.vn/nghien-cuu-ket-qua-lam-sang-ngan-va-trung-han-o-benh-nhan-hep-than-chung-trai-hoac-nhieu-nhanh-mach-vanh-duoc-dat-stent-phu-thuoc/ .
4. Khổng Nam Hương (2013). The role of intravascular ultrasound (IVUS) in guidance of percutaneous left main coronary artery intervention. Journal of Vietnamese Cardiology. Số 64., Tr.1–8
5. Head SJ, Davierwala PM, Serruys PW, Redwood SR, Colombo A, Mack MJ, et al. (2014). Coronary artery bypass grafting vs. percutaneous coronary intervention for patients with three-vessel disease: final five-year follow-up of the SYNTAX trial. Eur Heart J. Số 35.(40), Tr.2821–30
6. Buszman PE, Buszman PP, Kiesz RS, Bochenek A, Trela B, Konkolewska M, et al. (2009). Early and long-term results of unprotected left main coronary artery stenting: the LE MANS (Left Main Coronary Artery Stenting) registry. J Am Coll Cardiol. Số 54.(16), Tr.1500–11
7. Hildick-Smith D, Egred M, Banning A, Brunel P, Ferenc M, Hovasse T, et al. (2021). The European bifurcation club Left Main Coronary Stent study: a randomized comparison of stepwise provisional vs. systematic dual stenting strategies (EBC MAIN). Eur Heart J. Số 42.(37), Tr.3829–39
8. Vaquerizo B, Lefèvre T, Darremont O, Silvestri M, Louvard Y, Leymarie JL, et al. (2009). Unprotected left main stenting in the real world: two-year outcomes of the French left main taxus registry. Circulation. Số 119.(17), Tr.2349–56
9. Neumann F-J, Sousa-Uva M, Ahlsson A, Alfonso F, Banning AP, Benedetto U, et al. (2019). 2018 ESC/EACTS Guidelines on myocardial revascularization. EuroIntervention. Số 14.(14), Tr.1435–534
10. Tan WA, Tamai H, Park SJ, Plokker HW, Nobuyoshi M, Suzuki T, et al. (2001). Long-term clinical outcomes after unprotected left main trunk percutaneous revascularization in 279 patients. Circulation. Số 104.(14), Tr.1609–14
11. Wang J, Guan C, Chen J, Dou K, Tang Y, Yang W, et al. (2020). Validation of bifurcation DEFINITION criteria and comparison of stenting strategies in true left main bifurcation lesions. Sci Rep. Số 10.(1), Tr.10461
12. Colombo IM Antonio, editor (2013). Tips and Tricks in Interventional Therapy of Coronary Bifurcation Lesions. CRC Press, London.