Kết quả phẫu thuật Rastelli điều trị bệnh teo phổi có thông liên thất

Đỗ Anh Tiến, Lê Thị Thủy, Nguyễn Trần Thủy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả phẫu thuật Rastelli sử dụng conduit contegra điều trị bệnh teo phổi có thông liên thất tại Bệnh viện E.


Phuơng pháp nghiên cứu: Mô tả một loạt ca bệnh chẩn đoán teo phổi có thông liên thất được phẫu thuật Rastelli từ tháng 8/2017 đến tháng 12/2021 tại Bệnh viện E


Kết quả: Có 36 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu, với 26 bệnh nhân type A, 10 bệnh nhân type B. Tuổi trung bình 15,4 tháng; cân nặng trung bình 8,3 kg. Có 14 bệnh nhân đã được phẫu thuật tạm thời. Thời gian chạy máy tuần hoàn ngoài cơ thể 87,8 phút; thời gian cặp động mạch chủ 59,4 phút. Thời gian thở máy sau mổ 40,8 giờ. Có 2,7 % bệnh nhân tử vong sớm sau mổ. Thời gian theo dõi sau mổ trung bình 31,2 tháng, không có bệnh nhân tử vong, có 2,8% bênh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn và 8,6% bệnh nhân hẹp miệng nối xa cần nong qua da.


Kết luận: Phẫu thuật Rastelli có sử dụng conduit contegra với bệnh teo phổi có thông liên thất có tỷ lệ tử vong thấp, trong thời gian theo dõi hẹp miệng nối conduit vào động mạch phổi cần can thiệp tăng theo thời gian.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tchervenkov CI, Roy N. Congenital Heart Surgery Nomenclature and Database Project: pulmonary atresia--ventricular septal defect. Ann Thorac Surg. 2000;69(4 Suppl):S97-105. doi:10.1016/s0003-4975(99)01285-0
2. Ventricular Septal Defect with Pulmonary Stenosis or Atresia - ClinicalKey. Accessed September 28, 2023. https://www.clinicalkey.com/#!/content/book/3-s2.0-B9781416063919000383
3. Rastelli GC, Ongley PA, Davis GD, Kirklin JW. SURGICAL REPAIR FOR PULMONARY VALVE ATRESIA WITH CORONARY-PULMONARY ARTERY FISTULA: REPORT OF CASE. Mayo Clin Proc. 1965;40:521-527.
4. Ross DN, Somerville J. Correction of pulmonary atresia with a homograft aortic valve. Lancet Lond Engl. 1966;2(7479):1446-1447. doi:10.1016/s0140-6736(66)90600-3
5. Balaguru D, Dilawar M. Pulmonary atresia with ventricular septal defect: Systematic review. Heart Views. 2007;8(2):52.
6. Brawn WJ, Jones T, Davies B, Barron D. How we manage patients with major aorta pulmonary collaterals. Semin Thorac Cardiovasc Surg Pediatr Card Surg Annu. Published online 2009:152-157. doi:10.1053/j.pcsu.2009.01.018
7. Mainwaring RD, Patrick WL, Roth SJ, et al. Surgical algorithm and results for repair of pulmonary atresia with ventricular septal defect and major aortopulmonary collaterals. J Thorac Cardiovasc Surg. 2018;156(3):1194-1204. doi:10.1016/j.jtcvs.2018.03.153
8. Davies B, Mussa S, Davies P, et al. Unifocalization of major aortopulmonary collateral arteries in pulmonary atresia with ventricular septal defect is essential to achieve excellent outcomes irrespective of native pulmonary artery morphology. J Thorac Cardiovasc Surg. 2009;138(6):1269-1275.e1. doi:10.1016/j.jtcvs.2009.08.011
9. Reddy VM, McElhinney DB, Amin Z, et al. Early and intermediate outcomes after repair of pulmonary atresia with ventricular septal defect and major aortopulmonary collateral arteries: experience with 85 patients. Circulation. 2000;101(15):1826-1832. doi:10.1161/01.cir.101.15.1826
10. Ishibashi N, Shin’oka T, Ishiyama M, Sakamoto T, Kurosawa H. Clinical results of staged repair with complete unifocalization for pulmonary atresia with ventricular septal defect and major aortopulmonary collateral arteries. Eur J Cardio-Thorac Surg Off J Eur Assoc Cardio-Thorac Surg. 2007;32(2):202-208. doi:10.1016/j.ejcts.2007.04.022.