Điều trị biến chứng thứ phát cầu nối động - tĩnh mạch dùng chạy thận chu kì

Nguyễn Đỗ Nhân1,, Đỗ Kim Quế
1 BV Thống Nhất TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Cầu nối động – tĩnh mạch dùng chạy thận nhân tạo chu kỳ rất phổ biến. Biến chứng cầu nối ngày càng phức tạp, gây tử vong.


Mục tiêu nghiên cứu: Đặc điểm biến chứng thứ phát cầu nối động-tĩnh mạch. Kết quả xử trí.


Đối tượng và phương pháp: hồi cứu mô tả loạt ca biến chứng cầu nối động-tĩnh mạch được phẫu thuật hoặc can thiệp nội mạch từ 06/2020 đến 06/2023 tại bệnh viện Thống Nhất.


Kết quả: 81 bệnh nhân, nam chiếm 54%, tỉ lệ nam/nữ 1,19/1. Trước phẫu thuật: suy cầu nối (43), tăng lưu lượng (13), phình mạch (7), nhiễm trùng (9) và tắc hẹp tĩnh mạch đường về (8). Thời gian xử trí trung bình 92,8 + 45 phút. Kết quả tốt ra viện có 56 trường hợp, sau 12 tháng có 44 trường hợp. Biến chứng sau xử trí: tắc cầu nối (07), hẹp miệng nối (07), nhiễm trùng vết mổ (07). Nhóm suy cầu nối chiếm đa số.


Kết luận: có nhiều biến chứng, hay gặp là suy cầu nối. Kết quả sau xử trí tốt có 56 trường hợp (ra viện), 44 trường hợp (sau 12 tháng).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Kim Quế. Kết quả phẫu thuật chuyển tĩnh mạch nền tạo dò động tĩnh mạch cánh tay. Y học Tp. Hồ Chí Minh 2005, 9, (1), tr. 109 - 112
2. Nguyễn Đỗ Nhân, Đỗ Kim Quế. Tạo mạch máu dùng chạy thận nhân tạo chu kỳ ở những trường hợp khó. Y học Tp. Hồ Chí Minh 2014, 18, (3), tr. 289 - 291.
3. Roy-Chaudhury P. Vascular stenosis: biology and interventions. Curr Opin Nephrol Hyperlens, 2007, 16(6), 516-22
4. Aktas. A. Percutaneous transluminal balloon angioplasty in stenosis hemodialysis arteriovenous fistulas: technical success. Diagn hiterv Radiol2-2015, P160-6.
5. Thái Minh Sâm. Phẫu thuật tạo dò động tĩnh mạch để chạy thận nhân tạo. Y Học TP. Hồ Chí Minh 2010, 15, (4), tr.561 - 563.
6. Nguyễn Sanh Tùng. Nghiên cứu ứng dụng tạo rò động – tĩnh mạch ở cẳng tay để chạy thận nhân tạo chu kỳ. Luận văn tiến sĩ y học, Học viện quân y, 2010.
7. Glanz S. Axillary and subclavian vein stenosis : percutaneous angioplasty. Radiology 1988,168(2), 371-3.
8. Maga Pawel. Endovascular treatment of dysfunctional arteriovenous fistula-the results of one-year follow-up. Via medica 2016, 22(4), 143-149.
9. Gagne P.J. The effect of venous anastomosis Tyrell vein collar. J Vasc Surg 2000; 32:1149-54.
10. Allen R. Vascular Access Surgery for Haemodilysis.The transplantationsociety 2009.
11. Sidhu A. Docs Technical Success Angioplasty in Dysfunctional Hemodialysis Accesses Correlate with Access patency” Cardiovascintervent Radiol 2016, 39(10), 1400-6.
12. Aitken E., et al. Renal function, uraemia and early arteriovenous fistula
fistula failure. BMC Nephrology 2014,15(1), 179.
13. Beathard G.A. Endovascular intervention for the treatment of stenosis in the arteriovenous access. Uptodate® Advance, Uptodate Incorporated 2017.