Kết quả sử dụng steroid ở nhóm bệnh nhi sau phẫu thuật tim với Tuần hoàn ngoài cơ thể

Hải Doãn Phúc, Hương Hà Mai , Dung Vương Hoàng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sử dụng steriod ở nhóm bệnh nhi sau phẫu thuật tim với tuần hoàn ngoài cơ thể có sử dụng steroid. Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng, có đối chứng ngẫu nhiên, tiến cứu trên 106 bệnh nhi được phẫu thuật với tuần hoàn ngoài cơ thể (THNCT) tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Kết quả: Tỉ lệ nhiễm trùng sau mổ của nhóm sử dụng corticoid là 85,5 %, nhóm không sử dụng corticoid là 96 %. Tỉ lệ sốt sau mổ của nhóm sử dụng corticoid là 32,7 %, nhóm không sử dụng corticoid là 35,3 %. Nồng độ Troponin T của nhóm sử dụng corticoid là 1729,3 ± 1874,8 ng/L, nhóm không sử dụng corticoid là 1855,0 ± 2658,0 ng/L. Thời gian thở máy và thời gian nằm hồi sức của nhóm sử dụng corticoid là 19,7 ± 23,6 giờ và 61,8 ± 53,0 giờ, nhóm không sử dụng corticoid là 19,8 ± 25,0 giờ và 52,5 ± 39,1 giờ. Kết luận: corticoid liều cao trong THNCT không gây nên các tác dụng bất lợi như trong một số nghiên cứu nhắc đến, nhưng không mang đến lợi ích nào đáng kể cho các bệnh nhi sau mổ tim.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Glenn P. Gravlee, M.D., Richard F. Davis, M.D., Mark Kurusz, C.C.P. and Joe R. Utley, M.D. Cardiopulmonary Bypass: Principles and Practice, 2nd edition.
2. Robertson-Malt S, Afrane B, Elbarbary M. Prophylactic steroids for pediatric open heart surgery. Cochrane Database Syst Rev. 2007;4:CD005550.
3. Chaney MA. Corticosteroids and cardiopulmonary bypass : a review of clinical investigations. Chest. 2002;121:921–931.
4. Andrade CL, Olvera S, Reyes PA. Fever and infection after heart surgery - A prospective study of 75 cases. Arch Inst Cardiol Mex.
5. Fanning J, Neuhoff RA, Brewer JE, Castaneda T, Marcotte MP, Jacobson RL (2008). Frequency and yield of postoperative fever evaluation. Infect Dis Obstet Gynaecol; 6:252–5.
6. Amanullah MM, Hamid M, Hanif HM, Muzaffar M, Siddiqui MT, Adhi F, et al (2016). Effect of steroids on inflammatory markers and clinical parameters in congenital open heart surgery: a randomised controlled trial. Cardiol Young 26: 506–15. 10.1017/S1047951115000566.
7. Whitten CW, Hill GE, Ivy R, Greilich PE, Lipton JM. Does the duration of cardiopulmonary bypass or aortic cross-clamp, in the absence of blood and/or blood product administration, influence the IL-6.
8. Keski-Nisula J, Suominen PK, Olkkola KT, Peltola K, Neuvonen PJ, Tynkkynen P, et al (2015). Effect of timing and route of methylprednisolone administration during pediatric cardiac surgical procedures. Ann Thorac Surg. 99:180–5. 10.1016/j.athoracsur.2014.08.042.
9. Checchia PA, Backer CL, Bronicki RA, Baden HP, Crawford SE, Green TP, et al (2003). Dexamethasone reduces postoperative troponin levels in children undergoing cardiopulmonary bypass. Crit Care Med.31:17425.10.1097/01.CCM.0000063443.32874.60
10. Malagon I, Hogenbirk K, van Pelt J, Hazekamp MG, Bovill JG (2005). Effect of dexamethasone on postoperative cardiac troponin T production in pediatric cardiac surgery. Intensive Care Med. 31:1420–6. 10.1007/s00134-005-2788-9.