Mối liên quan giữa giảm biến thiên nhịp tim với biến cố tim mạch chính sau phẫu thuật cầu nối chủ vành
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT: Thay đổi biến thiên nhịp tim (BTNT) được biết đến ở bệnh nhân phẫu thuật cầu nối chủ vành (CNCV). Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của giảm BTNT đối với các biến cố tim mạch chính sau phẫu thuật CNCV. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: tiến cứu mô tả theo dõi dọc 119 bệnh nhân phẫu thuật CNCV tại Bệnh viện Tim Hà Nội từ 6/2016 đến 8/2018. Đánh giá BTNT bằng Holter điện tâm đồ (ĐTĐ) 24 giờ tại thời điểm 2 ngày trước và sau phẫu thuật 7 ngày. Theo dõi các biến cố tim mạch đến 6 tháng sau phẫu thuật CNCV. Kết quả: Tỉ lệ giảm BTNT trước phẫu thuật là 28,6%, sau phẫu thuật 7 ngày là 51,8%. Biến cố tim mạch chính sau 3 tháng và sau 6 tháng là 9,2% và 10,8%. Trong đó, giảm BTNT trước phẫu thuật có xu hướng làm tăng tần số biến cố tim mạch chính lên 3,40 lần khi theo dõi đến 3 tháng sau phẫu thuật (OR: 3,40; 95%CI: 0,97 – 12,11; p>0,05). Giảm BTNT trước phẫu thuật làm tăng nguy cơ xuất hiện biến cố tim mạch chính lên 3,41 lần khi theo dõi đến 6 tháng sau phẫu thuật (OR: 3,41; 95%CI: 1,05 – 11,05; p<0,05). Chưa thấy mối liên quan giữa giảm BTNT tại thời điểm 7 ngày sau phẫu thuật với các biến cố tim mạch chính theo dõi đến 3 (OR: 1,96; 95%CI: 0,46 – 8,27; p>0,05) và 6 tháng (OR: 2,33; 95%CI: 0,57 – 9,54; p>0,05). Kết luận: Giảm BTNT trước phẫu thuật có mối liên quan tới biến cố tim mạch, trong khi đó giảm BTNT sau phẫu thuật chưa thấy mối liên quan này.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
biến thiên nhịp tim, phẫu thuật cầu nối chủ vành
Tài liệu tham khảo
2. Mccraty R. and Shaffer F. (2015), "Heart Rate Variability: New Perspectives on Physiological Mechanisms, Assessment of Self-regulatory Capacity, and Health risk", Glob Adv Health Med, 4(1): pp. 46-61.
3. Tatiana Mironova, Vladimir Mironov and Kuvatov. Elena Kuvatova and Vladimir (2017), "Heart Rate Variability Analysis Before and During Coronary Artery Bypass Graft Surgery", Clin Surg, 2(1559).
4. Milicevic G., Fort L., Majsec M. et al (2004), "Heart rate variability decreased by coronary artery surgery has no prognostic value", Eur J Cardiovasc Prev Rehabil, 11(3): pp. 228-32.
5. Demirel S., Akkaya V., Oflaz H. et al (2002), "Heart rate variability after coronary artery bypass graft surgery: a prospective 3-year follow-up study", Ann Noninvasive Electrocardiol, 7(3): pp. 247-50.
6. Simov D., Matveev M., Milanova M. et al (2014), "Cardiac Autonomic Innervation Following Coronary Artery Bypass Grafting Evaluated by High Resolution Heart Rate Variability ", Computing in Cardiology, 41: pp. 1013-16.
7. Maycon Jr. Ferreira and Zanesco. Angelina (2016), "Heart rate variability as important approach for assessment autonomic modulation", Motriz - Rio Claro, 22(2): pp. 3-8.
Các bài báo tương tự
- Long Trần Đắc, Hà Nguyễn Công, Kiên Nguyễn Trung, Hà Đào Thị Thu, Kết quả bít tuần hoàn bàng hệ bằng coil trên thông tim ở bệnh nhi trước phẫu thuật fontan , Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam: Tập 35: SỐ ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM 20 NĂM THÀNH LẬP BỆNH VIỆN TIM HÀ NỘI
Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.