Kết quả điều trị phẫu thuật tách thành động mạch chủ stanford loại A tại Bệnh viện Tim Hà Nội giai đoạn 2015 – 2020

Minh Nguyễn Thái, Thiện Lê Quang, Hiền Nguyễn Sinh, Hà Nguyễn Hoàng, Hùng Nguyễn Đăng, Phong Nguyễn Hữu

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tách thành động mạch chủ (TTĐMC) Stanford loại A là một bệnh lý phức tạp và một cấp cứu nôi - ngoại khoa nặng. Triệu chứng của bệnh đa dạng, chẩn đoán xác định dựa hình ảnh cắt lớp vi tính. Phẫu thuật (PT) là phương pháp điều trị chủ yếu, nguy cơ phẫu thuật cao. Nghiên cứu nhằm nhận xét về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng đồng thời đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị tách thành động mạch chủ (ĐMC) loại A tại Bệnh viện Tim Hà Nội trong vòng 5 năm từ 2015 – 2020.


Đối tượng phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu các trường hợp được chẩn đoán TTĐMC loại A được điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Tim Hà Nội từ 1/2015 đến 5/2020.


Kết quả: 109 trường hợp được đưa vào nghiên cứu với tuổi trung bình là 56,0 ± 14,4; nhóm tuổi 51-60 chiếm tỷ lệ cao nhất (30,3%); nam giới chiếm 67,9%. TTĐMC thể kinh điển ở 95 trường hợp (87,2%). Đau ngực là triệu chứng chính trên lâm sàng (91,7%); 4,6% đến viện trong tình trạng sốc tim, ngừng tuần hoàn. Kiểu hình Marfan chiếm 13,8%. Phẫu thuật hay gặp nhất là thay đoạn động mạch (ĐM) chủ lên đơn thuần (45,9%); phối hợp thêm là các phẫu thuật: thay toàn bộ quai động mạch chủ chiếm 17,4%; thay toàn bộ gốc và quai ĐMC chiếm 3,7 %. Thời gian cặp ĐMC trung bình là 120,7 ± 41,0 phút, thời gian chạy máy trung bình là 179,7 ± 57,0 phút. Chảy máu mổ lại chiếm 6,4%; tai biến mạch não sau mổ 2,8%. Tỷ lệ tử vong sớm sau mổ là 9,2%.Thời gian theo dõi trung bình 24,93 ± 16,13 tháng, thời gian sống trung bình là 52,0 ± 1,9 tháng, tỷ lệ sống là 88,1% sau 1 năm và 85,3% sau 5 năm.


Kết luận: Tỷ lệ tử vong sớm, biến chứng sau phẫu thuật và tỷ lệ sống sót sau thời gian theo dõi là khả quan với kỹ thuật mổ và điều kiện gây mê hồi sức tại Bệnh viện Tim Hà Nội.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Erbel R, Aboyans V, Boileau C, Bossone E, Bartolomeo RD, Eggebrecht H, et al. 2014 ESC Guidelines on the diagnosis and treatment of aortic diseases: Document covering acute and chronic aortic diseases of the thoracic and abdominal aorta of the adult. The Task Force for the Diagnosis and Treatment of Aortic Diseases of the European Society of Cardiology (ESC). Eur Heart J. 2014 Nov 1;35(41):2873–926.
2. Katayama A, Uchida N, Katayama K, Arakawa M, Sueda T. The frozen elephant trunk technique for acute type A aortic dissection: results from 15 years of experience†. Eur J Cardio-Thorac Surg Off J Eur Assoc Cardio-Thorac Surg. 2015 Feb;47(2):355–60; discussion 360.
3. Pape LA, Awais M, Woznicki EM, Suzuki T, Trimarchi S, Evangelista A, et al. Presentation, Diagnosis, and Outcomes of Acute Aortic Dissection: 17-Year Trends From the International Registry of Acute Aortic Dissection. J Am Coll Cardiol. 2015 Jul 28;66(4):350–8.
4. Huynh N, Thordsen S, Thomas T, Mackey-Bojack SM, Duncanson ER, Nwuado D, et al. Clinical and pathologic findings of aortic dissection at autopsy: Review of 336 cases over nearly 6 decades. Am Heart J. 2019 Mar;209:108–15.
5. Pacini D, Leone A, Belotti LMB, Fortuna D, Gabbieri D, Zussa C, et al. Acute type A aortic dissection: significance of multiorgan malperfusion. Eur J Cardio-Thorac Surg Off J Eur Assoc Cardio-Thorac Surg. 2013 Apr;43(4):820–6.
6. Nguyễn Hữu Ước, Vũ Ngọc Tú. Đánh giá kết quả phẫu thuật lóc động mạch chủ Type A tại Bệnh viện Việt Đức. Tạp Chí Phẫu Thuật Tim Mạch Và Lồng Ngực Việt Nam. 2020;4:59–65.
7. Urbanski PP, Lenos A, Bougioukakis P, Neophytou I, Zacher M, Diegeler A. Mild-to-moderate hypothermia in aortic arch surgery using circulatory arrest: a change of paradigm? Eur J Cardio-Thorac Surg Off J Eur Assoc Cardio-Thorac Surg. 2012 Jan;41(1):185–91.
8. Zierer A, Detho F, Dzemali O, Aybek T, Moritz A, Bakhtiary F. Antegrade cerebral perfusion with mild hypothermia for aortic arch replacement: single-center experience in 245 consecutive patients. Ann Thorac Surg. 2011 Jun;91(6):1868–73.