Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh sau can thiệp động mạch vành qua da

Phan Thị May1,, Nguyễn Duy Chinh1, Phạm Như Hùng1
1 Bệnh viện Tim Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định một số yếu tố ảnh hưởng lên chất lượng cuộc sống (CLCS) của người bệnh sau can thiệp động mạch vành (ĐMV) qua da bằng thang điểm HeartQoL tại Bệnh Viện Tim Hà Nội.
Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang có so sánh trước và sau can thiệp 150 bệnh nhân can thiệp ĐMV qua da tại Bệnh Viện Tim Hà Nội từ tháng 6/2020 đến hết tháng 2/2021, sử dụng thang điểm HeartQoL để đánh giá CLCS tại các thời điểm nghiên cứu trước can thiệp, sau can thiệp 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng.
Kết quả: Tuổi trung bình của nghiên cứu là 63,7 ± 10 tuổi. Tỉ lệ giới nam (66,7%). Điểm trung bình CLCS theo thang điểm HeartQoL tại các thời điểm sau can thiệp từ (2,1 ± 0,4 đến 2,5 ± 0,3) cao hơn và có sự khác biệt so với trước can thiệp (1,9 ± 0,5), p<0,001. Điểm CLCS thuộc lĩnh vực thể chất từ  (1,9 ± 0,4 đến 2,4 ± 0,4) p< 0,05, điểm CLCS thuộc lĩnh vực cảm xúc từ (2,7 ± 0,4 đến 2,8 ± 0,3) cải thiện theo thời gian p<0,05. Đặc điểm giới tính, trình độ học vấn ảnh hưởng đến CLCS của người bệnh sau can thiệp tại thời điểm 1 tháng (p<0,05). Mức thu nhâp, triệu chứng mệt khi vào viện, khó thở khi vào viện và tình trạng sức khỏe tại các thời điểm có ảnh hưởng đến CLCS của người bệnh sau can thiệp 1 tháng và 3 tháng (p<0,05). Các triệu chứng như đau ngực, tình trạng suy tim theo phân độ NYHA có ảnh hưởng đến CLCS của người bệnh sau can thiệp mạch vành tại các thời điểm trước can thiệp, sau can thiệp 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng (p<0,05).


Kết luận: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống tại các thời điểm sau can thiệp bao gồm: giới tính, trình độ học vấn, mức thu nhập, còn tình trạng đau ngực, còn suy tim và tình trạng sức khỏe chung. Chất lượng cuộc sống của người bệnh có điểm số cao nhất sau can thiệp động mạch vành qua da tại thời điểm 6 tháng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Oldridge N, Höfer S, McGee H, Conroy R, Doyle F, Saner H. The HeartQoL: Part II. Validation of a new core health-related quality of life questionnaire for patients with ischemic heart disease. European journal of preventive cardiology. 07/20 2012;21doi:10.1177/2047487312450545
2. Oldridge N, Hofer S, McGee H, Conroy R, Doyle F, Saner H. The HeartQoL: Part I. Development of a new core health-related quality of life questionnaire for patients with ischemic heart disease. European journal of preventive cardiology. Jan 2014;21(1):90-7. doi:10.1177/2047487312450544
3. De Smedt D, Clays E, Höfer S, et al. Validity and reliability of the HeartQoL questionnaire in a large sample of stable coronary patients: The EUROASPIRE IV Study of the European Society of Cardiology. European journal of preventive cardiology. 2020;23(7):714-721. doi:10.1177/2047487315604837 %J European Journal of Preventive Cardiology
4. Van Nguyen H, Khuong LQ, Nguyen AT, et al. Changes in, and predictors of, quality of life among patients with unstable angina after percutaneous coronary intervention. J Eval Clin Pract. 2020/06// 2020;doi:10.1111/jep.13416
5. Darvishpour A, Javadi-Pashaki N, Salari A, Sadeghi T, Taleshan-Nejad M. Factors associated with quality of life in patients undergoing coronary angioplasty. International journal of health sciences. Sep-Oct 2017;11(4):35-41.
6. Leung Yinko SS, Pelletier R, Behlouli H, Norris CM, Humphries KH, Pilote L. Health-related quality of life in premature acute coronary syndrome: does patient sex or gender really matter? Journal of the American Heart Association. Jul 28 2014;3(4)doi:10.1161/jaha.114.000901
7. Jankowska-Polańska B, Uchmanowicz I, Dudek K, Łoboz-Grudzień K. Sex differences in the quality of life of patients with acute coronary syndrome treated with percutaneous coronary intervention after a 3-year follow-up. Patient preference and adherence. 2016;10:1279-87. doi:10.2147/ppa.S106577
8. Xiao L, Wang P, Fang Q, Zhao Q. Health-promoting Lifestyle in Patients after Percutaneous Coronary Intervention. kcj. 03 2018;48(6):507-515. doi:10.4070/kcj.2017.0312
9. Yazdani-Bakhsh R, Javanbakht M, Sadeghi M, Mashayekhi A, Ghaderi H, Rabiei K. Comparison of health-related quality of life after percutaneous coronary intervention and coronary artery bypass surgery. ARYA atherosclerosis. May 2016;12(3):124-131.
10. Alsén P, Brink E, Persson L-O, Brändström Y, Karlson BW. Illness Perceptions After Myocardial Infarction: Relations to Fatigue, Emotional Distress, and Health-Related Quality of Life. 2010;25(2):E1-E10. doi:10.1097/JCN.0b013e3181c6dcfd
11. Qintar M, Grantham JA, Sapontis J, et al. Dyspnea Among Patients With Chronic Total Occlusions Undergoing Percutaneous Coronary Intervention: Prevalence and Predictors of Improvement. Circulation Cardiovascular quality and outcomes. Dec 2017;10(12)doi:10.1161/circoutcomes.117.003665
12. Holubkov R, Laskey WK, Haviland A, et al. Angina 1 year after percutaneous coronary intervention: A report from the NHLBI Dynamic Registry. American Heart Journal. 2002/11/01/ 2002;144(5):826-833. doi: https://doi.org/10.1067/mhj.2002.125505