Phẫu thuật tạo hình van hai lá ít xâm lấn có nội soi hỗ trợ với cải tiến kĩ thuật bộc lộ van hai lá, hướng tới phẫu thuật nội soi toàn bộ tại Trung tâm tim mạch bệnh viện E

Đạt Phạm Thành , Hựu Nguyễn Công , Thành Lê Ngọc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

 


 Nghiên cứu tiến cứu kết hợp hồi cứu mô tả 22 bệnh nhân được phẫu thuật sửa van hai lá ít xâm lấn với nội soi hỗ trợ tại Trung Tâm Tim Mạch – Bệnh Viện E từ tháng 09/2015 đến tháng 05/2017. Tất cả các bệnh nhân được phẫu thuật theo một quy trình thống nhất: siêu âm thực quản trước mổ, tuần hoàn ngoài cơ thể ngoại vi, đường mở nhỏ ngực phải 4cm, cặp động mạch chủ qua thành ngực, liệt tim xuôi dòng qua gốc động mạch chủ. Phương pháp bộc lộ van hai lá được cải tiến với miếng đệm tự chế và các mũi chỉ có pledgets khâu treo qua thành ngực. Van hai lá được bộc lộ hoàn chỉnh, 22 bệnh nhân thực hiện thành công phẫu thuật. Không có trường hợp nào phải mở rộng đường mở ngực hay chuyển mở xương ức. Tuổi trung bình là 45,7 ± 11,8 tuổi. 22,7% nữ và 77,3% nam. Các bệnh lý phổ biến nhất là bệnh thoái hoá van hai lá type II (77,3%), dựa trên phân loại Carpentier, bệnh van hai lá do thấp type I (18,2%). Thời gian chạy máy TNHCT 208.95 ± 43.68 phút, thời gian cặp động mạch chủ 143.09 ± 39.95 phút. Kỹ thuật tạo hình van hai lá bao gồm: đặt vòng van 100%, cắt tứ giác 36%, khâu gấp nếp lá sau 50%, chồng dây chằng nhân tạo 14%. Tỉ lệ tử vong trong bệnh viện và 30 ngày sau mổ là 0%. Không có trường hợp nào chảy máu phải mổ lại. Các biến chứng ghi nhận bao gồm 1 trường hợp đột quỵ (4,5%), 1 tràn dịch màng phổi (4,5%) 1 tràn dịch màng tim cần dẫn lưu (4,5%). Thời gian hồi sức trung bình 3 2 ngày, thời gian thở máy 18.3 8.8 giờ. Siêu âm tim sau phẫu thuật (n=22) đánh giá mức độ hở van: không hở hoặc rất nhẹ (n=10; 45,5%), hở nhẹ (n=10; 45,5%), hở vừa (n=2; 9%), hở nặng (0; 0%). Có một trường hợp van hai lá hẹp nhẹ sau mổ, không cần can thiệp. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. A.Carpentier, David H.Adams et al (2010), C A R P E N T I E R ’ SReconstructiveValve SurgeryFrom Valve Analysis to Valve Reconstruction. Saunders Elsevier; 3 – 5.
2. Aubrey C. Galloway, et al (2009), A Decade of Minimally Invasive Mitral Repair:Long-Term Outcomes.Ann Thorac Surg 2009;88:1180–4
3. Tayfun Aybek, MD,Selami Dogan, et al (2006), Two Hundred Forty Minimally Invasive Mitral Operations Through Right Minithoracotomy. Ann Thorac Surg, (81) 1618 –24.
4. L. Wiley Nifong, et al (2012), 540 Consecutive Robotic Mitral Valve Repairs IncludingConcomitant Atrial Fibrillation Cryoablation.Ann Thorac Surg 2012;94:38–43
5. Eugene A. Grossi, MD, Aubrey C. Galloway (2002). Minimally Invasive Mitral Valve Surgery: A 6-Year Experience With 714 Patients. Ann Thorac Surg Paul Modi, Ansar Hassan (2008), Minima lly invasive mitral valve surger y: a syste matic revie and meta-ana lysis. European Journal of Cardio-thoracic Surgery; (34) 943—952.