KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ÁP DỤNG KỸ THUẬT ĐO BÃO HÒA OXY MÁU TĨNH MẠCH TRỘN ĐỂ THEO DÕI HUYẾT ĐỘNG BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT TIM CÓ NGUY CƠ CAO

Hoang Doan Duc , Phu Bui Duc , Minh Huynh Van

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trước nhu cầu triển khai và phát triển chương trình phẫu thuật tim ngày càng tăng tại các bệnh viện, điều quan trọng là các nhà hồi sức cần hiểu rõ các phương pháp theo dõi và hồi sức bệnh nhân sau mổ tim. Một trong những phương pháp hữu ích nhất và có lẽ chưa được nghiên cứu nhiều là kỹ thuật đo
độ bão hòa oxy máu tĩnh mạch trộn (S O2), cũng như mối tương quan giữa chỉ số này với chức năng tim, khả năng vận chuyển oxy cho mô (DO2) và tiêu
thụ oxy của cơ thể (VO2). Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ngẫu nhiên trên 60 bệnh nhân được phẫu thuật tim với phác đồ hồi sức huyết động bao gồm bù dịch thích đáng và sử dụng inotrop nhằm mục đích đạt giá trị đích S O2≥70% trong 8h đầu sau mổ. Dobutamine sẽ được sử dụng cho đến liều 15μg/kg/phút nếu như S O2 chưa đạt đích với liệu pháp bù dịch đơn thuần.
Nhóm chứng được hồi sức tương tự nhưng theo mục đích đạt giá trị đích của áp lực động mạch phổi bít, chỉ số tim, huyết áp động mạch, và hematocrit. Giá trị S O2 là tương tự giữa 2 nhóm ở thời điểm ban đầu (67±6%), nhưng có sự cải thiện tốt hơn giá trị này ở nhóm S O2 (69±5% ở nhóm chứng so với 71±4% ở nhóm S O2 ; p<0,001). Hồi sức theo hướng dẫn S O2 giúp cải thiện thời gian điều trị ở phòng hồi sức (29,23±7,82 vs. 40,27 ± 9,04 giờ; p<0,001) và cải thiện các biến chứng sau mổ.
Hồi sức huyết động nhằm đạt giá trị đích S O2 rất thích hợp trong bối cảnh bệnh nhân có nhiều nguyên nhân phức tạp gây giảm bão hòa oxy máu tĩnh mạch. Khuynh hướng theo dõi giá trị S O2 như là một phương thức chuẩn để hồi sức các bệnh nhân sau phẫu thuật tim ngày nay.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Eagle K. A., Brundage B. H., Chaitman, BR et al: ”Guidelines for perioperative cardiovascular evaluation for cardiac surgery”. Circulation 2009; 93: 1278 – 1317 and JACC 2009, 27: 910 – 948
2. Edward Lifesciences “Understanding continuous mixed venous oxygen saturation (S O2) monitoring with the Swan-Ganz oximetry TD System” 3rd Edition 2011; 1161 – 11/00 – CC.
3. ESCAPE Investigators and ESCAPE Study Coordinators: "Evaluation study of congestive heart failure and pulmonary artery catheterization effectiveness” 2010 the ESCAPE trial, Journal of American Medical Association, pp. 1625 – 1633.
4. Richard C., Monet X., Anguel N., Teboul J. L., : “Évaluation d’intérêt d’un outil de monitoring : le cathéter artériel pulmonaire”. Insuffisance Circulatoire Aigue, © 2009 Elservier Masson SAS. Shoemaker W. C., Appel P. L., Kram H. B., Waxman K. and Lee T. S. : “Prospective trial of supranormal values of survivors as therapeutic goals in high-risk surgical patients”. Official publication of the American College of Chest physicians 2008; 1176 – 1186.