SO SÁNH CÁC YẾU TỐ CHU PHẪU TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI VỚI MỔ MỞ ĐIỀU TRỊ U TRUNG THẤT NGUYÊN PHÁT: CÓ SỬ DỤNG GHÉP CẶP GIÁ TRỊ XÁC SUẤT TRONG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

Khánh Huỳnh Quang , Vĩnh Vũ Hữu , Ánh Phạm Minh , Nam Nguyễn Hoài

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề:Nghiên cứu can thiệp ngẫu nhiên so sánh giữa mổ nội soi và mổ mở trong điều trị u trung thất là rất ít. Chúng tôi phân tích một nghiên cứu đoàn hệ có sử dụng ghép cặp giá trị xác suất để hiệu chỉnh một số biến số quan trọng trong so sánh một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng giữa hai phương pháp mổ.
Phương pháp nghiên cứu:đoàn hệ tiền cứu từ 7/2010-7/2013 tại khoa ngoại lồng ngực bệnh viện Chợ Rẫy. Chúng tôi so sánh hai nhóm mổ mở và mổ nội soi cho các bệnh nhân có u lành trung thất hoặc u trung thất ở giai đoạn sớm. Sử dụng ghép cặp xác suất và hiệu chỉnh các yếu tố chu phẫu ảnh hưởng đến tỉ lệ tử vong, tỉ lệ biến chứng như: tuổi, giới, kích thước u, chỉ số bệnh kèm theo (CCI), phân loại ASA. Đặc điểm chính đánh giá là: thời gian mổ, lượng máu mất, thời gian hậu phẫu, thời gian lưu ống dẫn lưu màng phổi, điển đau sau mổ(Thang điểm VAS), các biến chứng.
Kết quả:Chúng tôi phân tích 209 bệnh nhân u trung thất được mổ điều trị. Nhóm mổ nội soi 113 trường hợp, nhóm mổ mở 96 trường hợp. Không có tử vong hay chuyển mổ mở. Kết quả sau khi hiệu chỉnh: thời gian mổ trung bình (phút) 128,9 (Mở) so với 75,8 (NS), P < 0,0001. Máu mất trung bình (ml) 253,3 (Mở) so với 65,2 (NS), P < 0,0001. Thời gian hậu phẫu 7,8 ngày (Mở) so với 5,4 ngày (NS), P < 0.0001. Thời gian lưu ống dẫn lưu trung bình (ngày) 3,1 (Mở) so với 2,1 (NS), P < 0.0001. Điểm đau sau mổ(Thang điểm VAS) 6,6 (Mở) so với 4,5 (NS), P <0,0001. Tỉ lệ biến chứng 6,7% (Mở) so với 0,9% (NS), P = 0.011.
Kết luận: Sau khi cân bằng các biến số ảnh hưởng đến tỉ lệ tử vong và biến chứng, có sử dụng ghép cặp giá trị xác suất. Kết quả cho thấy mổ nội soi trong điều trị u trung thất tốt hơn về thời gian mổ, lượng máu mất, thời gian hậu phẫu, thời gian lưu ống dẫn lưu, đau sau mổ. Không có tử vong. Tỉ lệ biến chứng trong mổ nội soi thấp hơn mổ mở.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đồng Lưu Ba, Huỳnh Quang Khánh (2005), "U trung thất: một số kinh nghiệm chẩn đoán và
điều trị phẫu thuật".Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 9, (2), tr. 50-53.
2. Ngô Quốc Hưng (2009) "Nghiên cứu chỉ định điều trị ngoại khoa u trung thất". Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp II. Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tr. 34-57.
3. Lê Nguyễn Quyền (2013), "Nghiên cứu vai trò phẫu thuật nội soi lồng ngực trong chẩn đoán và điều trị u trung thất".Luận án tiến sĩ y học. Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tr. 83-101.
4. Akashi A., Hazama K., Miyoshi S.,et al (2001), "An analysis of video-assisted thoracoscopic resection for mediastinal masses in 150 cases".Surgical Endoscopy, 15, pp. 1167-1170.
5. Bousamra M., Haasler G.B, Patterson G.A.,Roper C.L (1996), "A Comparative Study of Thoracoscopic vs Open Removal of Benign Neurogenic Mediastinal Tumors".Chest, 109, pp.
1461-1465.
6. Chang C., Chang Y., Lee Y.M.,e. al (2010), "18 Years Surgical Experience with Mediastinal Mature Teratoma".J Formos Med Assoc, 109, (4), pp. 287-292.
7. Cheng Y.J., Kao E.L.,Chou S.H. (2005), "Videothoracoscopic Resection of Stage II Thymoma: Prospective Comparison of the Results between Thoracoscopy and Open Methods.".American College of Chest Physicians, 128, pp. 3010-3012.
8. Chung JW, Kim HR, Chun MS, Kim YH, Park S-I, Kim S-R,Lee DH (2012), "Long-term Results of Thoracoscopic Thymectomy for Thymoma without Myasthenia Gravis".The Journal of International Medical Research, 40, pp. 1973-1981.
9. Cirino L., Campos J., Fernandez A.,e. al (2000), "Diagnosis and Treatment of Mediastinal Tumors by Thoracoscopy".Chest, 117, pp. 1787- 1792.
10. Kitami A., et al (2004), "Diagnostic and Therapeutic Thoracoscopy for Mediastinal Disease".Ann Thorac Cardiovasc Surg, 10, pp. 14-18.
11. Lazdunski L., PillingJ. (2008), "Videothoracoscopic Excision of Mediastinal Tumors and Cysts Using the Harmonic scalpel".Thorac Cardiovasc Surg, 56, (5), pp. 278-282.
12. Matsumura, Y. (2010), "Thoracoscopic surgery of mediastinal tumor".Kyobu Geka, 63, (8), pp.
724-729.
13. Nicolas V., et al (2004), "Mediastinal Neurogenic Tumors and Video-Assisted Thoracoscopy: Always The Right Choice?".Surgical Laparoscopy, Endoscopy & Percutaneous Techniques, 14, (1), pp. 20-22.
14. Pons F., Lang-Lazdunski L., Bonnet P.,e. al (2003), "Videothoracoscopic Resection of Neurogenic Tumors of THe Superior Sulcus Using The Harmonic Scalpel".Ann Thorac Cardiovasc Surg, 75, pp. 602-604.
15. Roviaro G., Varoli F., Nucca O.,et al (2000), "Videothoracoscopic Approach to Primary Mediastinal Pathology".Chest, 117, (4), pp. 1179-1183.
16. Scott W.J., Matteotti R.S., Egleston B.L., Oseni S.,Flaherty J.F. (2010), "A Comparison of Perioperative Outcomes of Video-Assisted Thoracic Surgical Lobectomy with Open Thoracotomy and Lobectomy: Results of an Analysis Using Propensity Score Based Weighting".Annals of Surgical Innovation and Research, 4, pp. 1-10.