Giá trị của đường mở ngực tối thiểu trong phẫu thuật điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng đường mở ngực tối thiểu tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức. Nghiên cứu mô tả hồi cứu trong thời gian 02 năm (từ 1/2015 đến 12/2016). 93 bệnh nhân được chọn vào mẫu nghiên cứu với tỉ lệ nam/nữ = 1,7 và tuổi trung bình là 56,87±10,9 (từ 15 đến 76 tuổi). Thời gian phẫu thuật trungbình 155,10 ± 38,5 phút, có 3 BN phải truyền máu trong mổ (3,23%), thời gian dẫn lưu màng phổi 4,94± 2,09 ngày, thời gian nằm viện 9,91± 3,03 ngày, biến chứng sau phẫu thuật chiếm 10,8%. Chức năng khớp vai bình thường và gần như bình thường lần lượt là 39,1% và 52,4%, 100% BN hài lòng và rất hài lòng về thẩm mỹ của vết mổ sau phẫu thuật. Đường mổ ngực tối thiểu là đường mổ khả thi, hiệu quả, an toàn trong phẫu thuật điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ, khắc phục một số hạn chế của đường mổ ngực sau - bên kinh điển.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư biểu mô không tế bào nhỏ, đường mở ngực tối thiểu
Tài liệu tham khảo
2. Daniel M Bethencourt và E Carmack Holmes (1988). Muscle-sparing posterolateral thoracotomy. The Annals of Thoracic Surgery, 45(3), 337-339.
3. M Ashour (1990). Modified muscle sparing posterolateral thoracotomy. Thorac, 45, 935-938.
4. K. Athanassiadi, S. Kakaris, N. Theakos và cộng sự (2007). Muscle-sparing versus posterolateral thoracotomy: a prospective study. Eur J Cardiothorac Surg, 31(3), 496-499; discussion 499-500.
5. Fabrizio Benedetti, Sergio Vighetti, Claudia Ricco và cộng sự (1998). Neurophysiologic assessment of nerve impairment in posterolateral and muscle-sparing thoracotomy. J Thorac Cardiovasc Surg, 115(4), 841-847.
6. Kazuro Sugi, Sumihiko Nawata, Yoshikazu Kaneda và cộng sự (1996). Disadvantages of muscle-sparing thoracotomy in patients with lung cancer. World journal of surgery, 20(5), 551-555.
7. Yiğit Akçalı, Hasan Demir và Bekir Tezcan (2003). The effect of standard posterolateral versus Muscle-Sparing thoracotomy on multiple parameters. The Annals of Thoracic Surgery, 76(4), 1050-1054.
8. Stephen R. Hazelrigg, Rodney J. Landreneau, Thersa M. Boley và cộng sự (1991). The effect of muscle sparing versus standard posterolateral thoracotomy on pulmonary function muscle strength and postoperative pain. Thorac Cardiovasc Surg, 394-402.
9. E. Andrew Ochroch, Alan Gottschalk, John G. Augoustides và cộng sự (2005). Pain and Physical Function Are Similar Following Axillary, Muscle-Sparing vs Posterolateral Thoracotomy. Chest, 128(4), 2664-2670.
Các bài báo tương tự
- Lư Phạm Hữu, Anh Nguyễn Việt, Bình Bùi Văn, Hưng Đoàn Quốc, Ước Nguyễn Hữu, Kết quả bước đầu điều trị ung thư phế quản - phổi nguyên phát không tế bào nhỏ giai đoạn I bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực một lỗ tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức , Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam: Tập 23
- Tri Nguyen Minh, Lu Pham Huu, Kết quả phẫu thuật điều trị u tuyến ức tại bệnh viện hữu nghị Việt đức , Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam: Tập 30
- Luân Trần Minh Bảo, Thanh Vũ Trí, Các yếu tố tiên đoán khả năng di căn hạch rốn phổi và trung thất trong ung thư phổi không tế bào nhỏ , Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam: Tập 23
Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.