NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ KHÔNG SỬ DỤNG THUỐC GIÃN CƠ CÓ ĐẶT ỐNG UNIVENT CHO PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TUYẾN ỨC ĐIỀU TRỊ BỆNH NHƯỢC CƠ

Hien Vo Van , Giang Nguyen Truong, Vien Mai Van, Nam Nguyen Van , Kien Nguyen Trung

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu can thiệp trên 90 bệnh nhân nhược cơ (nhóm I, IIA, IIB theo phân loại của Perlo- Ossermann) chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: Nhóm propofol TCI (45 BN) được gây mê bằng propofol TCI và nhóm sevofluran (45 BN) được gây mê bằng sevofluran. 


1.Cả hai phương pháp khởi mê bằng sufentanil 0,5µg/kg cân nặng kết hợp với propofol có kiểm soát nồng độ đích với Ce 5µg/ml hoặc không kiểm soát nồng độ đích với liều 2-2,5mg/kg cân nặng đều có hiệu quả vô cảm tốt và an toàn. Tất cả các bệnh nhân đều đặt được ống NKQ Univent thành công sau một lần duy nhất.


2. Duy trì mê bằng sufentanil 0,2µg/kg/giờ kết hợp với hoặc thuốc mê tĩnh mạch propofol có kiểm soát nồng độ đích (Ce= 3,5-4,5µg/ml) hoặc thuốc mê bốc hơi sevofluran (1-1,5MAC) có hiệu quả duy trì mê tốt, an toàn và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm nghiên cứu (p>0,05). Huyết động, hô hấp được duy trì ổn định, phẫu thuật viên hài lòng với phương pháp vô cảm trên tất cả các bệnh nhân.


3. Tất cả các bệnh nhân sau phẫu thuật đều có đầy đủ tiêu chuẩn rút ống NKQ Univent ngay sau mổ tại phòng mổ. Tình trạng hô hấp trong 72 giờ sau phẫu thuật trong giới hạn bình thường. Tổn thương đường thở do đặt ống NKQ chiếm tỷ lệ: 21,11% bao gồm đau họng; khàn tiếng do xung huyết hoặc phù nề thanh quản thanh môn, khí quản. Các tổn thương này mức độ nhẹ, phạm vi hẹp, giảm dần và khỏi trong vòng 3 ngày sau mổ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Việt Anh, Mai Văn Viện (2012), Đánh giá kết quả cắt tuyến ức nội soi điều trị bệnh nhược cơ bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực, Tạp chí phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam, 2, 46-50.
2. Phạm Văn Đông, Nguyễn Thị Thảo Trang (2014), Gây mê hồi sức trong mổ cắt u tuyến ức điều trị bệnh nhược cơ tại bệnh viên Chợ Rẫy từ năm 2004-2012, Tạp chí Y học thực hành, 939, 55-58.
3. Bowman W. C (1980), Prejunctional and postjunctional cholinoreceptors at the neuromuscular junction, Anesth Analg, 59, 935-43.
4. Chevalley C, Spiliopoulos A, Perrot M, et al. (2001), Perioperative medical management and outcome following thymectomy for myasthenia gravis, General anesthesia, 48(5), 446-451.
5. Viby-Mogensen J, Engbaek J, Eriksson L. I, et al. (1996), Good clinical research practice (GCRP) in pharmacodynamic studies of neuromuscular blocking agents, Acta Anaesthesiol Scand, 40, 59-74.
6. Nitahara K, Sugi Y, Higaand K, et al. (2007), Neuromuscular effects of sevoflurane in myasthenia gravis patients, Bristish Journal of Anesthesia 98 (3), 337-41.
7. Heike Knoll, Stephan Ziegeler, Jan- Uwe Schreiberand et al. (2006), Airway injuries after one-lung ventilation: A comparision between double - lumen tube and endobronchial blocker, Anesthesiology, 105, 471-477.
8. Giorgio D. R, Cecilia C, Laura D, et al. (2003), Propofol or sevoflurane anesthesia without muscle relaxants allow the early extubation of myasthenic patients, General anesthesia, 50 (6), 547-552.
9. Orathy Patangi Sanjay, Parvatha Prashanth, Ponnuswamy Karpagamand, et al. (2004), Propofol or sevoflurane anesthesia without muscle relaxants for thymectomy in myasthenia gravis, Indian Journal Thorac Cardiovasc Surg, 20, 83-87.
10. Zhong T, Wang W, Chen Jand, et al. (2009), Sore throat or hoarse voice with bronchial blockers or double-lumen tubes for lung isolation: a randomised, prospective trial, Anaesth Intensive Care, 37, 441-6.