Chỉ định ghép phổi: Cập nhật y văn và thực tiễn áp dụng tại Bệnh viện Việt Đức

Uoc Nguyen Huu, Thoi Vu Van, Giap Vu Van , Chau Ngo Quy, Hoi Nguyen Thanh, Quan Pham Tien, Trang Ta Thi Huyen, Lu Pham Huu, Anh Nguyen Viet, Giang Tran Binh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ghép phổi là một lĩnh vực mới phát triển ở Việt Nam trong vài năm gần đây. Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện 5 trong số 8 ca ghép đã được công bố ở Việt Nam. Mục tiêu của bài viết nhằm cung cấp thông tin khái quát về các chỉ định của ghép ở người nhận phổi, ứng dụng vào 5 ca ghép tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Phương pháp: Báo cáo tổng quan dựa trên cập nhật y văn về chỉ định ghép phổi và mô tả hồi cứu 5 ca ghép phổi từ tháng 12 / 2018 tới tháng 12 / 2020. Kết quả: Có khoảng 80 bệnh phổi mạn tính có chỉ định ghép phổi khi bệnh ở giai đoạn cuối, được chia làm 4 nhóm (bệnh phổi tắc nghẽn, bệnh mạch máu phổi, xơ nang hoặc rối loạn suy giảm miễn dịch, bệnh phổi hạn chế), trong đó thường gặp nhất là bệnh phổi tắc nghẽn, xơ phổi nguyên phát, bệnh xơ nang phổi, giãn phế nang do thiếu hụt alpha-1 antitrypsin, và tăng áp lực động mạch phổi. Tiên lượng sau ghép tồi nhất ở nhóm bệnh phổi mô kẽ. Trong số 5 ca ghép phổi thực hiện tại bệnh viện Việt Đức: có 3 ca ở nhóm D, 1 ca ở nhóm A và 1 ca ở nhóm B. Có 1 ca có chống chỉ định tuyệt đối, 2 ca có chống chỉ định tương đối - ảnh hưởng rõ đến kết quả sau ghép. Kết quả tốt ở 2 ca, khá ở 2 ca, và xấu ở 1 ca có chống chỉ định tuyệt đối. Kết luận: Mặc dù là giải pháp duy nhất hy vọng cứu sống người bệnh mắc một số bệnh phổi giai đoạn cuối, song qui trình chỉ định cần hết sức chặt chẽ và tuân thủ các khuyến cáo, vì có ảnh hưởng tới kết quả ghép phổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hardy, J.D., et al., Lung homotransplantation in man: report of the initial case. 1963. 186(12): p. 1065-1074.
2. Chambers, D.C., et al., The registry of the International Society for Heart and Lung Transplantation: thirty-fourth adult lung and heart-lung transplantation report—2017; focus theme: allograft ischemic time. 2017. 36(10): p. 1047-1059.
3. Egan, T.M., et al., Development of the new lung allocation system in the United States. 2006. 6(5p2): p. 1212-1227.
4. Weill, D., et al., A consensus document for the selection of lung transplant candidates: 2014—an update from the Pulmonary Transplantation Council of the International Society for Heart and Lung Transplantation. 2015, Elsevier.
5. Shweish, O. and G.J.J.o.T.D. Dronavalli, Indications for lung transplant referral and listing. 2019. 11(Suppl 14): p. S1708.
6. Cote, C.G., et al., The modified BODE index: validation with mortality in COPD. 2008. 32(5): p. 1269-1274.
7. Heart, I.S.f. and L. Transplantation, International Thoracic Organ Transplant (TTx) Registry Data Slides. 2017.
8. Yusen, R.D., et al., The Registry of the International Society for Heart and Lung Transplantation: thirtieth adult lung and heart-lung transplant report—2013; focus theme: age. 2013. 32(10): p. 965-978.
9. Omara, M., et al., Lung transplantation in patients who have undergone prior cardiothoracic procedures. 2016. 35(12): p. 1462-1470.
10. Tague, L.K., et al., Association between allosensitization and waiting list outcomes among adult lung transplant candidates in the United States. 2019. 16(7): p. 846-852.
11. Snyder, L., et al., Antibody desensitization therapy in highly sensitized lung transplant candidates. 2014. 14(4): p. 849-856.
12. Nguyễn Hữu Ước, Vũ Văn Thời, Phạm Tiến Quân, Vũ Văn Giáp, Ngô Quý Châu. Vai trò nội soi phế quản sau phẫu thuật ghép phổi từ người cho chết não. Tạp chí Y học lâm sàng. 2019,109: p. 18-25.