Nhân một trường hợp thiếu máu đại tràng sau thay đoạn động mạch chủ bụng - kết quả và nhìn lại y văn

Thang Duong Ngoc , Uoc Nguyen Huu, Khanh Pham Phuc, Nghi Tran Huu

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan: Thiếu máu đại tràng là một biến chứng ít gặp nhưng rất nguy hiểm trong phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ bụng. Các yếu tố nguy cơ biến chứng gồm có: tuổi cao, suy thận trước mổ, phồng động mạch chủ bụng vỡ, thời gian mổ kéo dài, không tái lập tuần hoàn động mạch chậu trong. Chẩn đoán sớm bằng soi đại tràng. Điều trị bằng phẫu thuật cắt đoạn đại tràng nếu còn chỉ định với tiên lượng nặng. Tỷ lệ tử vong cao do viêm phúc mạc và sốc nhiễm trùng. Can thiệp nội động mạch chủ bằng stentgraft có tỉ lệ gặp biến chứng này thấp hơn. Phương pháp nghiên cứu: dựa trên một ca lâm sàng tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và nhìn lại y văn, báo cáo nhằm mô tả các yếu tố nguy cơ, các phương pháp chẩn đoán sớm và giải pháp điều trị đối với loại biến chứng nặng nề này. Trường hợp lâm sàng: Bệnh nhân nam - 81 tuổi, tiền sử tăng huyết áp và nhiều yếu tố nguy cơ khác, được phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ bụng – chậu do phồng động mạch, dấu hiệu biến chứng hoại tử đại tràng trái xuất hiện rõ vào ngày thứ 4 sau phẫu thuật, được điều trị thành công bằng phẫu thuật cắt đoạn đại tràng cấp cứu. Kết luận: Các yếu tố nguy cơ thiếu máu đại tràng sau phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ bụng rất đa dạng. Chẩn đoán sớm khó khăn, tốt nhất bằng soi đại tràng. Phẫu thuật cắt đoạn đại tràng nếu còn chỉ định với tiên lượng nặng, tỉ lệ tử vong cao. Can thiệp nội mạch có thể làm giảm tỉ lệ biến chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Van DH, Creemers E, Limet R (2000). Ischemic colitis following aortoiliac surgery. Acta Chir Belg, 100,21-27.
2. Bjorck M, Troeng T, Bergqvist D (1997). Risk factors for intestinal ischemia after aortoiliac surgery: a combined cohort and case-control study of 2824 operations. Eur J Vasc Endovasc Surg, 13,531-539.
3. Jean-Pierre Becquemin, Marek Majewski, Nicoletta Fermani et al. (2008). Colon ischemia following abdominal aortic aneurysm repair in the era of endovascular abdominal aortic repair. Journal of vascular surgery, 47(2), 258-263.
4. Christian-Alexander Behrendt, Henrik C. Rieß, Thea Schwaneberg et al. (2018). Incidence, predictors, and outcomes of colonic ischaemia in abdominal aortic aneurysm repair. Eur J Vasc Endovasc Surg, 56,507-513.
5. Maldonado TS, Rockman CB, Riles E et al. (2004). Ischemic complications after endovascular abdominal aortic aneurysm repair. J Vasc Surg, 40,703-709.
6. Neary P, Hurson C, Briain DO et al. (2007). Abdominal aortic aneurysm repair and colonic infarction: A risk factor appraisal. Colorectal Dis, 9(166-172.
7. Soong CV, Halliday MI, Hood JM et al. (1995). Effect of low-dose dopamine on sigmoid colonic intramucosal pH in patients undergoing elective abdominal aortic aneurysm repair. Br J Surg, 82,912-915.
8. Brewster DC, Franklin DP, Cambria RP et al. (1991). Intestinal ischemia complicating abdominal aortic surgery. Surgery, 109,447-454.
9. Coppi G, Silingardi R, Gennai S et al. (2006). A single-center experience in open and endovascular treatment of hemodynamically unstable and stable patients with ruptured abdominal aortic aneurysms. J Vasc Surg, 44,1140-1147.
10. Pararajasingam R, Weight SC, Bell PR et al. (1999). Endogenous renal nitric oxide metabolism following experimental infrarenal aortic cross-clamp-induced ischaemia-reperfusion injury. Br J Surg, 86,795-799.
11. Khaira HS, Maxwell SR, Thomason H et al. (1996). Antioxidant depletion during aortic aneurysm repair. Br J Surg, 83,401-403.
12. Farooq MM, Freischlag JA, Seabrook GR et al. (1996). Effect of the duration of symptoms, transport time, and length of emergency room stay on morbidity and mortality in patients with ruptured abdominal aortic aneurysms. Surgery, 119,9-14.
13. Dadian N, Ohki T, Veith FJ et al. (2001). Overt colon ischemia after endovascular aneurysm repair: the importance of microembolization as an etiology. J Vasc Surg, 34,986-996.
14. Elmarasy NM, Soong CV, Walker SR et al. (2000). Sigmoid ischemia and the inflammatory response following endovascular abdominal aortic aneurysm repair. J Endovasc Ther, 7,21-30.
15. Jonathan A. Levison, Vivienne J. Halpern, Roxana G. Kline et al. (1999). Perioperative predictors of colonic ischemia after ruptured abdominal aortic aneurysm. Journal of vascular surgery, 29(1), 40-47.
16. Tollefson DF, Ernst CB (1991). Colon ischemia following aortic reconstruction. Ann Vasc Surg, 5,485-489.
17. Pol RA, Keus F, Prins TR et al. (2014). Suprarenal fxation resulting in intestinal ischemia after endovascular aortic aneurysm repair. Ann Vasc Surg, 28,5-9.
18. Klaas H.J. Ultee, Sara L. Zettervall, Peter A. Soden et al. (2016). Incidence of and Risk Factors for Bowel Ischemia following Abdominal Aortic Aneurysm Repair. J Vasc Surg, 64(5), 1384-1391.

Các bài báo tương tự

Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.