Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị viêm mủ màng phổi giai đoạn III tại Bệnh viện Phổi Trung ương

Khánh Nguyễn Sĩ, Đua Phạm Thị Thanh, Tuấn Đinh Văn , Tuyến Nguyễn Đức , Đức Đặng Duy, Lượng Đinh Văn , Thành Lê Ngọc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm mủ màng phổi giai đoạn III và đánh giá tính hiệu quả, an toàn của phẫu thuật nội soi trong điều trị viêm mủ màng phổi giai đoạn III tại Bệnh viện Phổi trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu. Tiến hành trên 58 bệnh nhân được chẩn đoán viêm mủ màng phổi giai đoạn III được điều trị phẫu thuật nội soi tại khoa Phẫu thuật lồng ngực-Bệnh viện Phổi trung ương từ 7/2019 đến 01/2020. Xử lý số  liệu bằng phần mềm SPSS 22.0. Kết quả: PTNS trong điều trị VMMP giai đoạn III. Trong 58 bệnh nhân viêm mủ màng phổi giai đoạn III, có 39 ca điều trị bằng phẫu thuật nội soi, 19 phẫu thuật nội soi hỗ trợ. Tuổi trung bình 45±19,5 (17- 85) tuổi. Tỷ lệ bệnh theo giới nam/nữ:3,83. Triệu chứng lâm sàng chính là đau ngực (81,0%), khó thở (70,7%), ho (60,3%). Thời gian phẫu thuật trung bình: 127,2±41,6(60- 250) phút, thời gian rút dẫn lưu: 7,5±3 ngày, số ngày nằm viện 10,3±3,4 (5- 22) ngày. Tình trạng bệnh nhân ra viện có 96,6% phổi nở tốt trên phim X quang, tỉ lệ thành công là 94,8%, không có bệnh nhân tử vong. Kết luận: Để chẩn đoán bệnh viêm mủ màng phổi giai đoạn III chủ yếu dựa vào lâm sàng, chụp CT lồng ngực. Điều trị bằng phương pháp nội soi an toàn, hiệu quả, giảm thời gian phẫu thuật, rút dẫn lưu, nằm viện và giảm đau cho người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Davies CW, Gleeson FV, Davies RJ. (2003). BTS guidelines for the management of pleural infection. Thorax. 58(2), 18-28.
2. Andrews NC, Parker EF, Shaw RR, et al. (1962). Management of nontuberculous empyema: a statement of the subcommittee on surgery. Am Rev Respir Dis. 85, 935-6.
3. Delorme E (1894). Nouveau traitement des empyèmes chroniques. Gaz Hop. 67, 94-96.
4. Hoàng Đình Cầu và cộng sự. (1984). Khuyến cáo hội thảo bệnh màng phổi. Bệnh lao và Phổi, 15-23.
5. Đinh Văn Lượng (2013), Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật viêm mủ màng phổi người lớn, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
6. Đinh Văn Lượng, Nguyễn Chi Lăng, Lê Ngọc Thành. (2008). Một số nhận xét về căn nguyên và kết quả mổ bóc vỏ ổ cặn màng phổi qua 42 trường hợp tại khoa Ngoại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương. Tạp chí Y học thực hành, 7(612-613), 14-16.
7. Đàm Hiếu Bình (2005), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm mủ màng phổi có điều trị ngoại khoa, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
8. Rafael A. A, Juan D. G, Salomón Z. (2008). Open Thoracotomy and Decortication for Chronic Empyema. Clinics. 63(6), 789-793.
9. Stefano B, Luca V, Sara B, et al. (2017). Uniportal thoracoscopic decortication for pleural empyema and the role of ultrasonographic preoperative staging. Interact CardioVasc Thorac Surg. 24, 560–566.
10. Bagheri R, Haghi S. Z, Dalouee M. N, et al. (2016). Effect of decortication and pleurectomy in chronic empyema patients. Asian Cardiovasc Thorac Ann. 24(3), 245-9.
11. Alan D. L. S. (2012), Topics in Thoracic Surgery, InTech.
12. Weese WC, Shindler ER, Smith IM. (1973). Empyema of the thorax then and now. Arch Intern Med. 13, 516-20.
13. Didier L, Michael G, Edgardo P, et al. (2005). Delayed Referral and Gram Negative Organisms Increase the Conversion Thoracotomy Rate in Patients Undergoing Video-Assisted Thoracoscopic Surgery for Empyema. Ann Thorac Surg. 79, 1851-1856.