Phẫu thuật bóc lớp trong động mạch cảnh kinh nghiệm 500 trường hợp
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Phẫu thuật bóc lớp trong động mạch cảnh đã được chứng minh là phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả và làm giảm nguy cơ đột quỵ não ở
bệnh nhân có hẹp động mạch cảnh. Phương pháp này đã được áp dụng tại một số trung tâm phẫu thuật mạch máu lớn với kết quả khả quan.
Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi nhằm đánh giá hiệu quả của phẫu thuật bóc lớp trong động mạch cảnh trong điều trị hẹp động mạch cảnh ngoài sọ.
Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ bệnh nhân bị hẹp động mạch cảnh được phẫu thuật bóc lớp trong động mạch cảnh tại bệnh viện Thống nhất, Bệnh viện
Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh và Bệnh viện Pháp Việt trong thời gian 10 năm từ 2004 – 2014.
Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả hàng loạt ca. Đánh giá các đặc điểm về tuổi, giới tính, biểu hiện lâm sàng. Chẩn đoán thương tổn dựa trên siêu âm Duplex, Chụp cắt lớp điện toán động mạch và hoặc X quang động mạch. Phẫu thuật bóc lớp trong động mạch cảnh và phục hồi động mạch cảnh có miếng vá PTFE hoặc bóc lớp trong động mạch cảnh kiểu lộn ngược. Đánh giá tỉ lệ tử vong, tỉ lệ đột quỵ não do phẫu thuật, sau mổ 1 năm, 5 năm. Tần suất tái hẹp động mạch cảnh sau mổ 1 năm, 5 năm.
Kết quả: Trong thời gian 10 năm 2004 đến 2014 chúng tôi đã thực hiện 500 phẫu thuật bóc lớp trong động mạch cảnh. Tuổi trung bình là 70.2 (49 – 92) Tỉ
lệ nam/nữ là 4:1. Có 54,8% các trường hợp có tai biến mạch máu não mới hoặc cũ. 12,4% trường hợp tổn thương cả 2 động mạch cảnh. Tất cả các trường hợp đều được gây mê nội khí quản. Động mạch cảnh được bóc lớp trong và phục hồi với miếng vá PTFE hoặc bóc lộn vỏ động mạch cho các trường hợp có tổn thương động mạch cảnh trong. 3 bệnh nhân tử vong trong 1 tháng sau mổ; 4 trường hợp đột quỵ não trong mổ 1 tháng.
Theo dõi từ 1 – 10 năm cho thấy sau 1 năm có 3 trường hợp tử vong, 1 trường hợp đột quỵ não, 6 trường hợp hẹp tái phát > 50%; sau 5 năm ước tính tỉ lệ tử vong 2,0 %, đột quỵ não 1,4%, hẹp tái phát > 50% là 1,8%.
Kết luận: Phẫu thuật bóc lớp trong động mạch cảnh là phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn cho hẹp động mạch cảnh ngoài sọ, tỉ lệ tái hẹp thấp, giảm nguy cơ đột quỵ và tử vong do hẹp động mạch cảnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hẹp động mạch cảnh, đột quỵ não, phẫu thuật bóc lớp trong động mạch cảnh.*
Tài liệu tham khảo
2. Đỗ Kim Quế. (2004). Chẩn đoán và điều trị ngoại khoa hẹp động mạch cảnh ngoại sọ. Y học thực hành. 491: 405 – 409. PHẪU THUẬT TIM MẠCH VÀ LỒNG NGỰC VIỆT NAM SỐ 12 - THÁNG 2/2016 36
3. Đỗ Kim Quế. (2008). Phẫu thuật bóc lớp trong động mạch cảnh 2 bên. Y học Việt Nam, 2(352): 262-74.
4. Đỗ Kim Quế. (2011). Kết quả ngắn và trung hạn phẫu thuật bóc lớp trong động mạch cảnh. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 15(1): 434 – 439.
5. Đỗ Kim Quế (2011). Phẫu thuật Bóc lớp trong động mạch cảnh: kinh nghiệm 5 năm. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 15(2): 248 – 252.
6. Đỗ Kim Quế, Chung Giang Đông. (2012). Điều trị ngoại khoa hẹp động mạch cảnh ngoài sọ: kinh nghiệm 200 trường hợp. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 16(4): 256 – 261.
7. Lê Nữ Hòa Hiệp, Nguyễn Thế Hiệp. (2003) Điều trị ngoại khoa hẹp động mạch cảnh ngoài sọ nhân ba trường hợp tại bệnh viện nhân dân Gia định. Y học TP. Hồ Chí Minh. 7 (phụ bản 2):92- 96. Tiếng Anh
8. AbuRahma AF, Robinson PA, Mullin DA, Holt SM, Herzotg TA, Mowery NT. (2000) Frequency of postoperative cartid duplex serveillance and type of closure: Results from randomized trial. Vasc Surg. 32:1043-51.
9. Back MR, Wilson JS, Rushing G, Stordahl N, Linden C, et al. (2000) Magnetic resonance angiography is an accurate imaging adjunct to Duplex ultrasound in patient selection for carotid endarterectomy. J Vasc Surg 32:429-41.
10. Ballotta E, Meneghetti G, Mananra R. (2007). Long-term survival and stroke-free survival after eversion carotid endarterectomy for asymptomatic severe carotid stenosis. J Vasc Surg. 33: 678-83
11. Ballotta R, Luzzani L, Carugatti C. (2006). Routine shunting is a safe and reliable method of cerebral protection during carotid endarterectomy. Ann Vasc Surg, 12: 243 - 46
12. Bertoletti G, Varroni A, Misuraca M, Massucci M, Pacelli A, et al. (2013) Carotid Artery Diameters, Carotid Endarterectomy Techniques and Restenosis. J Vasc Med Surg 1: 114
13. Bluth EI, Sunshine JH, Lyons JB, et al. (2000) Power Doppler imaging: initial evaluation as a screening examination for carotid artery stenosis. Radiology. 215:791– 800.
14. Bonati LH, Jongen LM, Haller S, et al. (2010). New ischemic brain lesions on MRI after stenting or endarterectomy for symptomatic carotid stenosis: a substudy of the International Carotid Stenting Study (ICSS). Lancet Neurol. 9:353– 62.
15. Broderick J, Brott T, Kothari R, et al. (1998). The Greater Cincinnati/Northern Kentucky Stroke Study: preliminary first-ever and total incidence rates of stroke among blacks. Stroke. 29:415–21.
16. Brott TG, Hobson RW, Howard G, et al. (2010). Stenting versus endarterectomy for treatment of carotid-artery stenosis. N Engl J Med. 363:11–23.
17. Cinà CS, Clase CM, Haynes BR. (1999). Refining the indications for carotid endarterectomy in patients with symptomatic carotid stenosis: A systemic review. J Vasc Surg 30:606-18.
18. Corriveau MM, Johnston KW. (2004). Interobsever variability of carotid Doppler peak velocity measurements among technologists in an ICVLaccredited vascular laboratory. Vasc Surg. 39:735-41.
19. Demirel S, Attigah N, Bruijnen H, Ringleb P, Eckstein H, Fraedrich G, Bo¨ckler D (2012). Multicenter Experience on Eversion versus Conventional Carotid Endarterectomy in
Symptomatic Carotid Artery Stenosis. Stroke 43:1865-1871.
20. Eckstein HH, Ringleb P, Allenberg JR, et al. (2008). Results of the Stent-Protected Angioplasty versus Carotid Endarterectomy (SPACE) study totreat symptomatic stenoses at 2 years: a multinational, prospective, randomised trial. Lancet Neurol. 7:893–902.
21. Executive Committee for the Asymptomatic Carotid Atherosclerosis Study. (1995). Endarterectomy for asymptomatic carotid artery stenosis.JAMA.273:1421– 8.
22. Filis KA, Arko FR, Johnson BL, Pipinos II, Harris EJ, Oncott C, Zarins CK. (2002). Duplex ultrasound criteria for defining the severity of carotid stenosis. Ann Vasc Surg 416: 213-221.
23. Fine-Edelstein JS, Wolf PA, O’Leary DH, et al. (1994). Precursors of extracranial carotid atherosclerosis in the Framingham Study. Neurology. 44:1046 –50.
Các bài báo tương tự
- Nguyễn Văn Thành, Phạm Danh Phương, Lê Trung Đức Tài, Kiều Minh Sơn, Nguyễn Thời Hải Nguyên, Nguyễn Công Tiến, Võ Tuấn Anh, Kết quả trung hạn phẫu thuật nội soi điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai , Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam: Tập 41
- Trung Nguyen Ngoc, Giang Nguyen Truong, Nam Nguyen Van, Nhận xét một số đặc điểm kỹ thuật trong phẫu thuật nội soi điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát tại Bệnh viện Quân Y 103 , Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam: Tập 12
- Thi Châu Phú, Khôi Nguyễn Văn, Hiệp Lê Nữ Thị Hòa, ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI TRONG ĐIỀU TRỊ KÉN KHÍ PHỔI , Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam: Tập 7
- Hiệp Phan Sĩ, Dũng Lê Tiến, Hiền Nguyễn Thanh, Thiết Trương Thanh, Minh Trương Kim, Khanh Quách Đỗ Mai, Nội soi lồng ngực một lỗ qua đường vào dưới mũi ức cắt kén khí hai bên - Báo cáo ca lâm sàng và nhìn lại y văn , Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam: Tập 37
- May Nguyen The, Hung Doan Quoc, Kết quả trung hạn phẫu thuật nuss có nội soi hỗ trợ qua ngực trái điều trị lõm ngực bẩm sinh tại bệnh viện hữu nghị Việt đức , Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam: Tập 30
Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.