Đánh giá hiệu quả điều trị kháng đông ở bệnh nhân sau thay van tim cơ học tại bệnh viện tim Tâm Đức
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Bệnh nhân sau thay van tim cơ học cần phải được điều trị bằng thuốc kháng đông kháng vitamin K suốt đời. Tuy nhiên, việc điều trị bằng
thuốc kháng đông gặp phải hai vấn đề chính là khoảng điều trị hẹp và hiệu quả của thuốc thay đổi bởi nhiều yếu tố như chế độ ăn, sự tương tác thuốc và sự tuân thủ điều trị,… Vì thế, kiến thức bệnh nhân về thuốc kháng đông rất quan trọng đối với hiệu quả điều trị
kháng đông.
Mục tiêu: (1) Đánh giá kết quả điều trị kháng đông bằng thuốc kháng vitamin K ở bệnh nhân sau thay van tim cơ học. (2) Đánh giá mối tương quan giữa sự hiểu biết của bệnh nhân về thuốc kháng đông kháng VTK với hiệu quả điều trị kháng đông bằng thuốc kháng VTK ở bệnh nhân sau thay van
tim cơ học.
Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả và phân tích, cắt ngang trên 200 bệnh nhân sau thay van tim cơ học tại bệnh viện Tâm Đức .
Kết quả: Qua 200 bệnh nhân trong cuộc nghiên cứu, bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ 35,5%, tuổi trung bình: 53.1 +/- 9.7. Bệnh nhân thay van hai lá chiếm tỷ lệ nhiều nhất 47,5%. Liều thuốc kháng đông trung bình/tuần đối với wafarin là 26,54+/-8,27 mg, đối với acenocoumarol là 11,71+/-2,1. 53% bệnh nhân đạt
INR trong ngưỡng điều trị, biến chứng chảy máu chiếm tỷ lệ 14,5%. Đối với sự hiểu biết của bệnh nhân về thuốc kháng đông: 18% bệnh nhân có kiến thức tốt về thuốc kháng đông và có mối tương quan thuận giữa kiến thức bệnh nhân với hiệu quả điều trị kháng đông.
Kết luận: Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy kiến thức của bệnh nhân về thuốc kháng đông còn thấp. Vì vậy, chúng ta cần xây dựng chương trình
giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân nhằm nâng cao kiến thức của họ về nguy cơ và cách phòng ngừa các biến chứng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
INR (International Normalized Ratio), thuốc kháng Vitamin K (Vitamin K Antagonist, VKA), kiến thức bệnh nhân
Tài liệu tham khảo
Life in Hypertensive Clinic Patients Following Hurricane Katrina”,The Ochsner Journal , pp. 226–231.
2. Fabiana Coriolano Ribeiro Cavalcanti, Eduardo Tavares Gomes, Eugênia Velludo Veiga, Simone Maria Muniz da Silva Bezerra (2013), “ Profile of health and quality of life assement of hypertensive patients by the specific intrument MinichalBrazil”,J Nurs UFPE on line, Recife, 7(12), pp.6732-6740.
3. Gavin W. Lambert, Dagmara Hering, Murray D, et, al (2012),“Health-Related Quality of Life After Renal Denervation in Patients With Treatment-Resistant Hypertension”, Hypertension, pp.1479-1484.
4. Hội tim mạch quốc gia Việt Nam (2010), “Tăng huyết áp – kẻ giết người thầm lặng”. Tạp chí tim mạch học Việt Nam, 54(4).
5. Khaw W. F, Hassan S. T. S, Latiffah A. L (2011), “Health-related Quality of Life among Hypertensive patients Compared with General Population Norms”,J. Med. Sci. 11(2), pp.84-89.
6. Mamas Theodorou, Daphne Kaitelidou, Petros Galanis, Nicos Middleton, Panagiotis Theodorou, Panagiotis Stafylas, Olga Siskou, Nikos Maniadakis (2011), “ Quality of Life Measurement in Patients with Hypertension in Cyprus”,Hellenic J Cardiol, pp. 407-415.
7. Maria Virgínia de Carvalho1, Liza Batista Siqueira2, et, al(2013), “The Influence of Hypertension on Quality of Life”,Arq Bras Cardiol, 100(2), pp.164-174.
8. Michael O Ogunlana, Babatunde Adedokun, Magbagbeola D Dairo and Nse A Odunaiya (2009), “Profile and predictor of health-related quality of life among hypertensive
patients in south-western Nigeria”,BMC Cardiovascular Disorders.
9. Michelle Adler Normando Carvalho; Isabela Bispo Santos Silva, et,al ( 2012), “ Quality of Life of hypertensive patients and comparison of two instruments of HRQOL measure”,Arq. Bras. Cardiol, vol.98 no.5
10. Mohammed S. Al-Ghamdi, FFCM (KFU, et, al (2002), “Quality of life in a sample of hypertensive patients attending primary health care facilities in Al-Khobar, Saudi Arabia”,J Family Community Med, 9(1), pp.25–32.
11. Monika Zygmuntowicz, Aleksander Owczarek, Adam Elibol, Jerzy Chudek1 (2012), ” Comorbidities and the quality of life in hypertensive patients”,Polskie Archiwum Medycyny Wewnetrznej , pp.333-340.
12. Trần Kim Trang(2010), “ Chất lượng cuộc sống ở người tăng huyết áp”,Tạp chí y học, Đại học Y DượcTP. Hồ Chí Minh, 15(1), tr.104-111.
13.Youssef. R. M, Moubarak I. I and Kamel M.I
(2005), “Factors affecting the quality of life of
hypertensive patients”,Eastern Mediterranean
Health Journal, Vol. 11.
Các bài báo tương tự
- Que Do Kim, Long Le Phi, Hung Pham Phi, Phẫu thuật bóc lớp trong động mạch cảnh kinh nghiệm 500 trường hợp , Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam: Tập 12
- Quế Đỗ Kim, Quân Đào Hồng, Phẫu thuật bóc lớp trong động mạch cảnh không dùng shunt tạm kinh nghiệm 10 năm , Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam: Tập 21
- Que Do Kim, Quan Dao Hong, Phẫu thuật bóc lớp trong động mạch cảnh: kinh nghiệm 1200 trường hợp tại một trung tâm , Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam: Tập 30
Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.