Đánh giá kết quả trung hạn sửa van hai lá sử dụng dây chằng nhân tạo

Nghia Nguyen Van

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu & mục tiêu Đánh giá kết quả trung hạn sửa van hai lá sử dụng dây chằng nhân tạo tại Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp: Tiền cứu hàng loạt ca các trường hợp lâm sàng từ tháng năm 2015 đến 2018 trên các số liệu thu thập được từ 27 bệnh nhân được phẫu thuật sửa van hai lá sử dụng dây chằng nhân tạo và khám lại sau phẫu thuật. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân 51.67 ± 11.12 tuổi. Tỷ lệ tái khám đều là 92.6%, mất theo dõi sau mổ là 2 bệnh nhân. Sau 2 năm theo dõi, không có trường hợp tử vong muộn, và 96,3% không cần mổ lại. Nhiễm trùng vết mổ 3,7%. 96,3% trường hợp không hở van hai lá tồn lưu hoặc hở nhẹ; 3,7% hở trung bình. Kết luận: Sửa van hai lá sử dụng dây chằng nhân tạo là phương pháp điều trị rất tốt đối với bệnh nhân hở van hai lá do thoái hóa van. Ưu điểm của phẫu thuật này là bảo tồn được mô van hai lá, tăng cường cho bộ máy dưới van nhờ dây chằng nhân tạo với độ an toàn cao, ít biến chứng, và bệnh suất cũng như tử suất thấp.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ngô Chí Hiếu, Đỗ Doãn Lợi (2013), "Nghiên cứu sự thay đổi huyết động, hình thái chức năng thất trái sau phẫu thuật sa van hai lá tại bệnh viện Tim Hà nội". Tạp Chí Y Học Thực Hành, 4, pp. 29-33.
2. Nguyễn Văn Phan (2014), "Kết quả phẫu thuật sửa van hai lá trong bệnh Barlow tại viện tim TP.HCM từ 1994 đến 2012". Tạp chí Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực Việt Nam, 6, pp. 17-23.
3. David T. E et al (2013), "Chordal replacement with polytetrafluoroethylene sutures for mitral valve repair: a 25-year experience". J Thorac Cardiovasc Surg, 145 (6), pp. 1563-9.
4. Kitahara H, Murata M (2016), "Preservation of Mobility of the Posterior Mitral Leaflet After Mitral Valve Repair With Neochordae Using Loop Technique". Circ J, 80 (3), pp. 663-7.
5. Morris J. D, Penner D. A, Brandt R. L (1964), "Surgical Correction of Ruptured Chordae Tendineae". J Thorac Cardiovasc Surg, 48, pp. 772-80.
6. Ragnarsson S, Sjogren J (2014), "Polytetrafluoroethylene neochordae is noninferior to leaflet resection in repair of isolated posterior mitral leaflet prolapse: a multicentre study". Interact Cardiovasc Thorac Surg, 19 (4), pp. 577-83.
7. Shibata T, Kato Y (2015), "Mitral valve repair with loop technique via median sternotomy in 180 patients". Eur J Cardiothorac Surg, 47 (3), pp. 491-6.
8. Shibata T et al (2014), "Loop technique for mitral valve repair". Gen Thorac Cardiovasc Surg, 62 (2), pp. 71-7.